Cách làm chả mực giã tay Hạ Long dai ngon, ai cũng mê
Chả mực giã tay với vị giai giòn sần sật của mực tươi, kết hợp với vị ngọt thơm đặc trưng tạo nên món đặc sản Quảng Ninh nức tiếng. Cách làm chả mực giã tay rất đơn giản, chỉ với vài bước dưới đây, bạn sẽ có được món chả thơm ngon chiêu đãi cả gia đình.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nội Dung
- Mực mai: 1kg
- Thịt ba chỉ: 100g
- Tôm biển tươi: 100g
- Hành lá
- Hành tím
- Ớt sừng, tỏi
- Gia vị thông dụng: dầu ăn, muối, đường, bột ngọt, tiêu, nước mắm
2. Các bước làm chả mực giã tay Hạ Long
2.1. Bước 1: Sơ chế mực
Mực mai bạn rửa qua nước và làm sạch. Bạn loại bỏ túi mực và nội tạng bên trong, mắt, răng và mai mực, bóc bỏ lớp da. Rửa lại mực với nước muối pha loãng hoặc dùng giấm ăn chà xát lên để khử mùi tanh. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Bạn để ráo nước rồi thái mực thành các miếng nhỏ kích thước 2cm, phần râu cắt khúc để riêng.
Mẹo lấy túi mực và nội tạng:
Cách 1: Dùng thìa inox ăn canh nhỏ có cán dài lõm luồn vào bên trong bụng mực rồi móc phần nội tạng ra. Sau đó gỡ thật nhẹ nhàng để túi mực không bị vỡ.
Cách 2: Bạn có thể trực tiếp rút đầu mực ra rồi tiến hành bóc ruột và túi mực như bình thường.
>>> Xem thêm:
2.2. Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Thịt ba chỉ bạn dùng lưỡi dao cạo sạch da chết và bụi bẩn trên miếng bì sau đó rửa với nước muối pha loãng để khử mùi. Rửa lại thịt với nước sạch rồi thái miếng nhỏ dày 1cm.
Tôm sống hãy dùng tăm nhọn chọc vào phần khớp trên lưng tôm (khớp từ 2 từ đôi lên) để rút chỉ. Tiếp theo bóc vỏ và tách bỏ phần đầu, rửa sạch, băm nhuyễn.
Ớt sừng rửa sạch, thái lát mỏng.
Hành tím, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.
Hành lá rửa sạch thái nhỏ.
2.3. Bước 3: Ướp nguyên liệu
Cho tất cả tôm, thịt, mực, hành tím, hành lá, tỏi, ớt và bát tô. Thêm vào gia vị gồm: 1/2 muỗng muối, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, 1/2 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng tiêu xay vào bát và trộn đều. Bọc kín bát lại bằng màng bọc thực phẩm và ướp trong tủ lạnh khoảng 30-40 phút.
2.4. Bước 4: Giã chả mực
Bạn lấy phần nguyên liệu đã ướp ra, cho từng thìa một vào cối giã nát. Cứ múc và đổ vào dần dần cho đến khi hết nguyên liệu. Giã mực tới khi hỗn hợp nhuyễn mềm, sệt lại được. Lúc này bạn hãy dùng muỗng gỗ quết đều mực đã giã trong cối để tạo độ dẻo dính cho chả mực.
Nếu bạn không có thời gian giã thì có thể dùng máy xay xay nhuyễn như giò sống. Tuy nhiên dùng máy xay thịt thông thường để xay thì chả thành phẩm sẽ không giai giòn như khi giã bằng tay. Lưu ý khi dùng máy xay, bạn bấm máy xay 5-7 giây thì cho máy nghỉ một chút rồi lại bấm. Cách này sẽ giúp chả không bị chín khi xay.
Đặc biệt, nếu bạn muốn xay nhiều để kinh doanh thì nên đầu tư máy xay giò chả để xay và quết chả mực số lượng lớn nhuyễn đều, dẻo mịn.
2.5. Bước 5: Tạo hình chả mực và chiên
Để nặn chả mực, bạn thoa lên lòng bàn tay 1 lớp dầu ăn mỏng. Múc 1 muỗng canh chả mực rồi vo tròn, tiếp tục ấn nhẹ để tạo thành hình dẹt. Khi nặn hãy chú ý không ép quá mỏng để làm chả mực vẫn giữ được vị ngọt và độ giòn ngon, không bị khô.
Bạn đổ dầu ăn vào chảo sao cho lượng dầu vừa đủ ngập miếng chả. Đun nóng dầu ăn rồi thả chả mực vào chiên đến khi 2 mặt vàng đều thì vớt ra. Để mực lên giấy thấm dầu
Nếu muốn kinh doanh thì bạn nên mua bếp chiên nhúng để chiên ngập dầu chả mực dễ dàng hơn.
Gợi ý một số mẫu bếp chiên nhúng điện:
2.7. Bước 6: Thành phẩm
Chả mực chín vàng ruộm hấp dẫn. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của mực, tôm và thịt, khi nhai còn có cảm giác giòn sần sật cực kỳ hấp dẫn.
Chả mực Hạ Long có thể ăn kèm với rất nhiều món như bánh cuốn, bún, hoặc ăn không chấm với nước mắm pha đều ngon.
3. Cách bảo quản chả mực và một số lưu ý
3.1. Cách bảo quản chả mực giã tay Hạ Long
Nếu lỡ làm chả mực nhiều không ăn hết, bạn nên chiên sơ ở lần đầu tiên rồi cho vào hộp nhựa thực phẩm, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh từ 2-3 tuần mà không làm giảm hương vị.
Khi muốn ăn, bạn hãy lấy chả mực để xuống ngăn mát tủ lạnh rã đông tự nhiên rồi chiên chín vàng là có thể thưởng thức.
3.2. Một số lưu ý khi làm chả mực
Để món chả mực thơm ngon nhất, bạn cần phải chọn mua được nguyên liệu tươi ngon. Mực tốt nhất là chọn loại mực mai dày, thịt chắc, thân và đầu gắn vào nhau nguyên vẹn, lớp da sáng bóng, thịt không nát.
Những con mực mà cầm lên nhũn nhão, đầu và thân tách rời hoặc dính không chặt thì là mực không còn tươi, không ngon. Chú ý không nên làm từ mực ống vì loại mực này thân mình mỏng, làm chả không đủ dai và ngọt
Trên đây là chi tiết cách làm chả mực Hạ Long, hãy ghi lại và làm thử ngay cho gia đình cũng thưởng thức nhé!
Bình luận
Xem tất cả