2 cách nấu xôi ngũ sắc đơn giản, hấp dẫn đậm vị Tây Bắc

Vào lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ không thể nào thiếu được món xôi ngũ sắc quen thuộc của đồng bào vùng Tây Bắc. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách nấu xôi ngũ sắc thơm ngon rất đáng để thử. Hãy tham khảo và có thể biến tấu cho gia đình cùng thưởng thức nhé!

2 cách nấu xôi ngũ sắc đơn giản, hấp dẫn đậm vị Tây Bắc

Cách nấu xôi ngũ sắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo nếp ngon: 1.5kg
  • Lá cẩm: 1 bó
  • Lá dứa: 1 bó
  • Gấc chín: 1/2 quả
  • Nghệ tươi: 100g hoặc hạt dành dành khô
  • Muối: 5 thìa cà phê
  • rượu trắng
  • Đường: 3 thìa cà phê
  • Nước cốt dừa: 3 thìa canh

Các bước làm xôi ngũ sắc truyền thống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Trước khi nấu, bạn hãy vo gạo nếu và cho vào ngâm qua đêm để hạt gạo nở ra.

Các loại lá mang đi rửa sạch.

Củ nghệ tươi rửa sạch, cạo vỏ và giã nhuyễn. 

Bước 2: Tạo màu cho gạo

Nghệ tươi sau khi giã nhuyễn, bạn đổ thêm vào 1 lít nước lọc, vắt lấy nước màu vàng, bỏ bã đi. 

Nếu dùng hạt dành dành khô thì bạn lấy một lượng vừa đủ, cho vào nước để bóp lấy màu vàng.

Lá cẩm cắt khúc rồi cho vào nồi, đổ thêm 1 lít nước lọc và đun sôi trong 10 phút. Lúc này nước trong nồi sẽ chuyển sang màu tím nhờ vào màu tự nhiên của lá cảm. Bạn rây lấy nước, bỏ bã.

Lá dứa cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, đổ thêm 1 lít nước lọc, vắt kiệt để lấy nước cốt màu xanh, vỏ bã lá.

Bạn lấy 1 bát tô, cho thịt gấc vào cùng 1 chút rượu trắng. Bạn đeo bao tay vào bóp đều để tách hết hạt ra, hạt gấc bỏ đi.

Bước 2: Tạo màu cho gạo

Bước 3: Đồ xôi ngũ sắc

Bạn chia đều phần gạo đã ngâm thành 5 phần, mỗi phần 500g. Tiếp tục ngâm từng loại gạo với 3 loại nước màu đã chuẩn bị ở trên. 

Cho vào các chậu ngâm gạo 1 thìa canh nước cốt dừa, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê mối. Ngâm khoảng 3 giờ là được.

Lấy 500g gạo trộn đều với thịt gấc, 500 gạo trắng cuối cùng chỉ cần trộn thêm muối.

Sau khi ngâm xong, bạn cho gạo vào nồi nấu xôi, bật lửa lớn để xôi chín đều. Sau 30 phút thì đảo xôi và kiểm tra, nếu xôi khô thì rưới thêm 1 chút nước vào, hấp đến khi xôi chín là xong.

Ở bước này, nếu chọn kinh doanh xôi thì bạn nên xem xét đầu tư để nấu xôi nhanh và ủ nóng tốt hơn.

Bước 3: Đồ xôi ngũ sắc

Thành phẩm

Xôi ngũ sắc thành phẩm dẻo thơm, màu sắc hấp dẫn, xôi thấm vị béo béo của nước cốt dừa

Khi trình bày xôi dã đãi, bạn có thể dùng khuôn, cho đủ màu vào 1 khuôn rồi ép. Hoặc cũng có thể đơn giản hơn là trình bày đĩa xôi thành hình bông hoa 5 cánh ra mẹt tre có lót lá chuối. Đĩa xôi có đủ màu sắc sẽ ngon mắt hơn rất nhiều.

Cách nấu xôi mít ngũ sắc

Nguyên liệu làm xôi mít ngũ sắc

  • Gạo nếp: 1kg
  • Mít chín: 300g
  • Lá cẩm: 100g
  • Lá dứa: 100g
  • Nghệ tươi: 200g
  • Hoa đậu biếc: 100g (chọn hoa tươi hoặc khô đều được)
  • Nước dừa: 500ml

Các bước làm xôi mít ngũ sắc

Bước 1: Sơ chế mít

Mít bạn không nên mua loại có múi mềm nhũn. Mít tách múi, đùng dao xẻ 1 đường dọc múi mít để lấy hạt ra. Chú ý, không nên rách nhiều đường vì sẽ khó nhồi nhân vào trong.

Cho mít vào hộp hoặc túi và bảo quản trong tủ mát, khi cần thì mới lấy ra thưởng thức.

Bước 1: Sơ chế mít

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Gạo nếp ngâm khoảng 6-8 tiếng hoặc ngâm qua đêm.

Nghệ tươi cạo vỏ, giã nhuyễn, đổ vào 1 lít nước lọc để lấy vào vàng, chắt bỏ bã đi.

Lá cẩm đem đun sôi với 1 lít nước lọc trong khoảng 15 phút, khi thấy nước trong nồi chuyển sang màu tím là được, lọc bỏ lá đi.

Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cho vào 1 lít nước để lọc để chắt lấy nước màu xanh.

Với hoa đậu biếc tươi, đem đun sôi với 1 lít nước, để lửa nhỏ 10 – 15 phút.

Với hoa đậu biếc khô, hãm cùng với 800ml nước đun sôi trong vòng 5-7 phút, nước thu được có màu xanh da trời.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Bước 3: Ngâm tạo màu cho gạo

Chia gạo thành 5 phần bằng nhau, mỗi phần 500g. Cho 4 phần gạo vào ngâm cùng 4 loại nước màu tự nhiên đã chuẩn bị.

Phần gạo trắng còn lại thì ngâm với nước lạnh bình thường. Thời gian ngâm gạo lần 2 khoảng 2-3 tiếng.

Khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt gạo ra và để ráo nước, rồi tiến hành trộn lận 5 loại gạo với nhau.

Bước 4: Hấp xôi

Cho 500ml nước dừa tươi vào nồi, bật bếp lửa vừa đun sôi. Đổ gạo vào nồi và hấp chín trong khoảng 30 phút.

Nếu không hấp với nước vừa, bạn có thể rưới một lượng nước dừa vừa đủ vào gạo và đảo đều rồi hấp. Việc này giúp xôi thơm béo hơn mà không bị nhão.

Bước 4: Hấp xôi

Thành phẩm

Xôi chín bạn lấy ra đĩa, nhồi xôi vào trong múi mít đã chuẩn bị và thưởng thức. Hương thơm của xôi, kết hợp với vị ngọt và mùi thơm của mít sẽ tạo nên một món ăn hấp dẫn cả gia đình. Chúc bạn thành công với 2 công thức làm xôi ngũ sắc này nhé! 

Ngoài ra, nếu đang có ý định kinh doanh xôi, bạn có thể tham khảo qua các sản phẩm của NEWSUN chúng tôi.

Tham khảo một số mẫu nồi nấu xôi bán chạy tại NEWSUN:

Bình luận

Xem tất cả

Chưa có bình luận nào

Viết bình luận