Bật mí 10+ cách làm lạp xưởng siêu đơn giản và ngon đón TẾT
Tết là thời điểm rất nhiều người bán lạp xưởng nổi lên. Nếu bạn ngại lạp xưởng bán trên thị trường không đảm bảo chất lượng và có chất bảo quản thì hãy cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN tìm hiểu 10+ cách làm lạp xưởng siêu đơn giản và cũng không kém phần hấp dẫn dưới đây nhé!
Xem thêm:
1. Cách làm lạp xưởng Tây Bắc
Nội Dung
Nếu là người Việt thì chắc chắn bạn đã từng ít nhất một lần nghe hoặc thưởng thức món lạp xưởng Tây Bắc nổi tiếng. Tuy nhiên giá cho nửa cân lạp xưởng được làm và bán bởi người Tây Bắc lại khá cao. Nên bạn có thể tham khảo cách làm lạp xưởng chuẩn Tây Bắc dưới đây để vừa tiết kiệm lại có món ngon nhé!
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu làm lạp xưởng gồm có: thịt nạc vai, mỡ heo, lòng non, hạt dổi, mắc khén, rượu Mai Quế Lộ và gia vị thông dụng (đường, chanh, giấm, muối, nước mắm, hạt nêm). Chỉ khi bạn có đủ các nguyên liệu này thì mới có thể làm ra được món lạp xưởng chuẩn vị.
1.2. Thực hiện làm lạp xưởng Tây Bắc gác bếp
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lòng non bạn vò sạch với chanh, giấm và muối hạt. Sau đó rửa và lộn trái lòng tiếp tục bóp nhiều lần với chanh và muối để làm sạch lòng.
Thịt nạc vai bạn ngâm nước muỗi loãng, rửa sạch lại với nước rồi thái mỏng rồi đem xay nhỏ.
Mỡ heo cũng rửa với nước muối cho sạch rồi thái thành hạt lựu kích thước vừa phải. Không nên thái quá to hoặc quá nhỏ.
Thịt xay và mỡ bạn trộn lại với nhau, thêm vào gia vị: đường, mắm, hạt nêm, một chút rượu, hạt tiêu, hạt dổi, hạt mắc khén,… Sau khi đã trộn đều, bạn hãy hỗn hợp này dưới nắng 2 tiếng.
Bước 2: Nhồi nhân lạp xưởng
Sau khi phơi nắng xong là bạn đã có thể nhồi nhân lạp xưởng được rồi.
Lòng non đã làm sạch bạn túm chặt 1 đầu, 1 đầu còn lại nối với dụng cụ nhồi nhân như: phễu, đầu chai nước hoặc dụng cụ nhồi nhân chuyên dụng. Cứ nhồi 20-30cm thì thắt lại 1 lần.
Bước 3: Gác bếp lạp xưởng
Lạp xưởng làm xong bạn hãy phơi 3-4 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó, khi lạp xưởng đã se mặt thì bạn treo chúng lên trên bếp củi để chúng chín và khô lại bằng hơi nóng và khói bếp.
Chú ý: Không thể bỏ qua bước gác bếp vì đây là bước quan trọng quyết định tới hương vị lạp xưởng đấy nhé!
2. Cách làm lạp xưởng miền Tây chính gốc
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt nạc heo: 2kg (nạc dăm)
- Mỡ heo: 500g
- Rượu Mai Quế Lộ: 150ml
- Rượu trắng
- Lòng non heo khô: 5m
- Đường hạt nhỏ: 200g
- Muối: 50g
- Hạt tiêu: 2 thìa cà phê.
2.2. Các bước làm lạp xưởng miền Tây
Bước 1: Sơ chế thịt và mỡ heo
Mỡ heo rửa sạch để ráo nước rồi thái thành các miếng mỏng và nhỏ. Bạn cho đường vào mỡ heo, đeo bao tay nilon vào rồi trộn nhẹ nhàng. Sau đó mang mỡ heo đi phơi 1 ngày dưới nắng gắt, nắng không đủ to thì hãy phơi 2 ngày.
Thịt nạc dăm đem xay nhuyễn rồi trộn với rượu Mai Quế Lộ, cho luôn mỡ heo đã phơi vào trộn cùng. Tiếp đó bỏ thêm các gia vị cần thiết như tiêu hạt, tiêu xay, muối vào trộn đều.
Bước 2: Rửa lòng non khô
Lòng khô được bán rất nhiều chuyên dùng để làm lạp xưởng. Sau khi mua về, bạn hãy dùng đũa lộn trái lòng ra, cạo sạch và vệ sinh. Bạn cho rượu trắng vào bóp với lòng (cả trong và ngoài đoạn lòng) và rửa lại với nước sạch, để ráo.
Bước 3: Nhồi lạp xưởng và phơi nắng
Bạn nhồi toàn bộ nhân vào ruột non, hãy nhớ chia đoạn lạp xưởng. Công đoạn nhồi hoàn tất thì bạn đem đi phơi nắng khoảng 4 ngày (nếu nắng gắt). Khi lạp xưởng săn lại là có thể đem đi chế biến.
Ngoài ra, nếu làm số lượng lớn để kinh doanh thì bạn nên đầu tư tủ sấy lạp xưởng để làm được nhiều lạp xưởng mà vẫn đảm bảo chuẩn vị.
3. Cách làm lạp xưởng bò
Nếu đã ngán lạp xưởng heo truyền thống thì bạn hãy tham khảo cách làm lạp xưởng bò dưới đây để đổi vị nhé!
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt bò: 500g
- Ruột heo khô: 100g
- Dầu hào: 1 muỗng canh
- Bột nhục đậu khấu: 1 ít
- Rượu trắng
- Bột mì: 1 muỗng canh
- Bột củ hành: 2 muỗng cà phê
- Đường cát trắng: 1 muỗng cà phê
- Hạt nêm: 1 ít
- Muối: 1.5 muỗng cà phê
- Nước: 50 ml
3.2. Các bước làm lạp xưởng bò
Bước 1: Làm nhân
Để lạp xưởng ngon và ngậy thì bạn nên mua thịt bò có chút mỡ và rửa sạch để ráo nước.
Thịt bò bạn băm nhỏ (hoặc xay nát) và trộn với gia vị gồm: 1 muỗng canh rượu trắng, hạt nêm, một ít tiêu, muối, đường, bột củ hành, bột nhục đậu khấu, bột mì và nước.
Bước 2: Nhồi nhân
Lòng heo bạn rửa sạch với rượu trắng rồi nhồi hết phần thịt bò đã chuẩn bị vào. Khi nhồi chú ý làm đều tay để lạp xưởng to đều nhau.
Bước 3: Nướng lạp xưởng
Bạn dùng tăm nhọn chọc các lỗ nhỏ trên lạp xưởng để thoáng khí, khi nướng thành phẩm sẽ không bị nở bung.
Làm nóng lò ở mức nhiệt 175 độ C, bọc giấy bạc bên ngoài lạp xưởng rồi nướng trong 25 phút là chín.
4. Cách làm lạp xưởng chay
4.1. Nguyên liệu làm lạp xưởng chay
- Hem chay: 150g (có thể dùng chả lụa chay)
- Sườn non chay 3 miếng
- Bánh tráng: 6 cái
- Bột khoai sợi: 15 cái
- Củ dền: 20g
- Nấm đùi gà: 100g (có thể thay bằng nấm rơm/nấm bào ngư)
- Bột năng bột mì: mỗi thứ 3 muỗng canh
- Rượu Mai Quế Lộ: 2 muỗng canh
- Nước mắm chay 1 ít
- Hành tím băm: 2 muỗng cà phê
- Lá chuối: 1 ít
- Gia vị thông dụng: Dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm chay, nước mắm chay
4.2. Các bước làm lạp xưởng chay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sườn non chay bạn ngâm nước khoảng 1 tiếng để chúng mềm ra. Vớt hết ra ép ráo nước rồi xé sợi.
Hem chay và củ dền bạn cắt nhỏ rồi xay nhuyễn.
Nấm đùi gà cắt bỏ chân, rửa sạch, để ráo nước rồi cắt học thành 4 phần.
Bước 2: Chiên sơ sườn chay và bột khoai
Đun nóng chảo rồi cho vào 5 muỗng canh dầu ăn. Cho sợi bột khoai vào chiên nở giòn thì gắp ra ngâm trong nước cho mềm, vớt ra để ráo nước.
Vẫn dùng chảo dầu đó, bạn cho sườn non chay vào chiên vàng rồi vớt ra để ráo dầu.
Bước 3: Xào nhân
Bạn phi thơm hành tím băm, hành đã vàng thì cho phần nấm đùi gà và hem vào xào. Nêm 1 muỗng cà phê nước mắm chay, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tiêu, 3 muỗng cà phê đường đảo đều cho thấm gia vị.
Cho sườn ngon chay và củ dền xào chung, thêm hạt nêm để dậy mùi.
Phần bột năng và bột mì bạn pha với 1 muỗng canh nước rồi đổ vào chảo. Đảo liên tục đến khi nhân kết dính lại.
Cuối cùng cho sợi bột khoai và rượu Mai Quế Lộ vào và tắt bếp.
Bước 4: Gói lạp xưởng và hấp
Lót tấm lá chuối dưới, làm ẩm bánh tráng với nước sạch rồi cho lên trên. Cuối cùng bạn cho nhân vào và cuốn thành hình lạp xưởng.
Sau khi quấn xong và gói lá chuối bên ngoài, bạn hãy bọc thêm 1 lớp màng bọc thực phẩm và cột chặt 2 đầu.
Bạn đun sôi nước cho lạp xưởng vào xửng rồi hấp trong 30 phút là hoàn tất.
>>> Xem thêm: Gợi ý 6+ cách làm bánh dày – Trọn vẹn hương vị Tết cổ truyền
5. Cách làm lạp xưởng không cần phơi nắng
Cách làm lạp xưởng không cần phơi nắng nhìn chung các bước cũng tương tự như những công thức trên. Chỉ khác ở điểm sau khi nhồi nhân xong, thay vì đem đi phơi nắng thì bạn hãy cho vào máy sấy thực phẩm để sấy khô. Dùng máy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, lạp xưởng cũng đảm bảo không bị dính bụi bẩn và không bị côn trùng đậu vào.
5.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt nạc: Nên chọn nạc dăm, thịt đùi hoặc thịt vai
- Mỡ heo: Tỉ lệ giữa mỡ và thịt là 1:3
- Nước mắm loại ngon
- Muối, bột nêm, đường, ớt bột loại không cay hoặc vài giọt chất tạo màu thực phẩm, tiêu hạt, tiêu xay
- Mật ong
- Rượu Mai Quế Lộ
- Lòng khô
5.2. Các bước làm lạp xưởng không cần phơi nắng
Bước 1: Sơ chế thịt
Thịt lợn bạn rửa sạch với nước muối, thái dài, mỏng 0.5mm rộng 3-4mm. Thái thịt càng mỏng thì gia vị càng thấm đều, ăn càng ngon.
Mỡ heo: Rửa sạch, thái thành hạt lựu kích thước vừa, sau đó trụng nước sôi, vớt ra để ráo. Cho chút đường và rượu rồi trộn đều, ướp khoảng 3-4 tiếng trong ngăn mát.
Ruột heo khô: Bạn rửa qua, dùng đũa lộn trái sau đó rửa với rượu trắng cho sạch.
Nếu dùng lòng tươi thì bạn phải chú ý sơ chế cẩn thận, loại bỏ hết mỡ và chất nhầy trong ruột. Bóp với chanh và muối nhiều lần để khử mùi hôi.
Bước 2: Tẩm ướp gia vị
Thịt và mỡ trộn đều với nhau, sau đó ướp với tiêu, đường, nước mắm, mật ong, muối, ớt, bột nêm, rượu…
Mạo nhỏ: thịt ướp càng lâu thì càng ngon. Bạn có thể bọc màng bọc thực phẩm lại và để qua đêm trong ngăn mát tủ lạnh nhé!
Bước 3: Nhồi lạp xưởng
Nếu nhà bạn có dụng cụ nhồi lạp xưởng chuyên dụng thì tốt. Nếu không có thì có thể tận dụng túi kem, phễu hoặc đầu chai nước để nhồi.
Khi nhồi hãy thường xuyên vuốt nhẹ để nhân đều, không bị chỗ to chỗ nhỏ.
Cứ cách đoạn khoảng 15-20cm thì bạn thắt nút hoặc xoắn lại. Tiếp đó, đun 1 nồi nước sôi rồi cho lạp xưởng vào trụng qua. Dùng tăm để chọc các lỗ nhỏ li ti trên ruột heo để lạp xưởng thoát hơi.
Bước 4: Sấy lạp xưởng
Bạn làm nóng máy sấy trước và treo lạp xưởng vào khung. Sấy khoảng 40 độ C và thời gian sấy từ 12 – 16 tiếng.
Nếu dùng nồi chiên không dầu thì bạn có thể mở mức nhiệt và thời gian tương tự 40 độ trong 6-8 tiếng
Với cách làm lạp xưởng sấy này, dù là mùa đông ở miền Bắc thì bạn vẫn có thể cho ra được món lạp xưởng thơm ngon một cách dễ dàng mà không cần phơi nắng hay hun khói. Nếu có máy sấy thì bạn cũng có thể học cách làm xúc xích và cho vào sấy, thành phẩm cũng vô cùng hấp dẫn.
6. Cách làm lạp xưởng của người hoa
Đây là món lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Món ngon này được người Hoa làm suốt tháng 12 âm lịch. Dưới đây sẽ là cách làm lạp xưởng người Hoa cho ra 50 cái.
6.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt lợn: 5kg (nên mua loại có lẫn mỡ, tỷ lệ 30%)
- Lòng heo khô: 3 mét
- Gia vị mua ở cửa hàng hoặc siêu thị bán đồ Trung Quốc gồm: 30g muối, 30ml rượu trắng, 150g đường, 1/2 bát nước tương, 20g tiêu xay.
6.2. Các bước làm lạp xưởng
Bước 1: Sơ chế thịt
Thịt lợn bạn thái mỏng 4-5mm, chiều dài và rộng là 6cm và 4cm. Lạp xưởng chuẩn người Hoa thường là dùng thịt chân giò. Nếu làm theo phong cách Tứ Xuyên thì mua 30% mỡ. Làm lạp xưởng Quảng Đông mua 20% mỡ.
Bước 2: Ướp thịt theo khẩu vị từng địa phương ở Trung Quốc
Bạn cho thịt vào ướp cùng với rượu trắng Trung Quốc. Nếu không mua được thì thay bằng rượu thường.
Mỗi địa phương Trung Quốc sẽ có cách ướp gia vị khác nhau.
- Tứ Xuyên: Ướp thịt với đường, muối, bột tiêu Tứ Xuyên và bột ớt.
- Quảng Đông: Gia vị khá giống với Việt Nam gồm có muối, hạt tiêu trắng và đường.
Bạn ướp thịt khoảng 3-5 tiếng cho ngấm đều gia vị.
Bước 3: Làm sạch ruột heo
Ruột heo khô bạn lộn trái, cạo qua phần bên trong và rửa sạch với rượu. Nếu dùng ruột tươi thì chú ý làm sạch mỡ bên trong và bên ngoài ruột, lộn trái lòng và bóp nhiều lần với muối, chanh và rượu trắng.
Bước 4: Nhồi nhân
Thao tác nhồi nhân hãy làm như các cách đã chia sẻ bên trên.
Bước 5: Chần lạp xưởng và phơi khô
Đun sôi 1 nồi nước và cho lạp xưởng vào chần qua. Sau đó đem khử trùng bằng rượu trắng.
Bạn làm 1 giàn treo và đem phơi trong khoảng 10-12 ngày là xong.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì lạp xưởng Trung Quốc khá giống với lạp xưởng Tây Bắc. Tuy nhiên, chính những gia vị ướp chuẩn Trung Quốc đã cho ra món lạp xưởng mang hương vị khác biệt hoàn toàn. Nếu gia đình bạn có thể ăn cay tốt thì nên thử làm lạp xưởng Tứ Xuyên.
7. Cách bảo quản lạp xưởng
Thông thường tất cả mọi người đều sẽ làm nhiều lạp xưởng để ăn từ trước đến hết Tết. Do đó, nếu không biết cách bảo quản thì lạp xưởng sẽ bị hỏng rất nhanh.
– Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thì bạn hãy treo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh các vị trí ẩm ướt.
– Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì bạn hãy bọc kín lại. Tốt hơn là nên dùng cách hút chân không túi lạp xưởng hoặc cho vào các hũ thủy tinh đậy nắp thì lạp xưởng sẽ giữ được hương vị nguyên bản.
– Nếu muốn cấp đông thì nhất định bạn phải hút chân không lạp xưởng trước.
Xem thêm:
Trên đây là top 6 cách làm lạp xưởng ngon nhất được nhiều người yêu thích. Ngoài những món lạp xưởng này, còn có rất nhiều những loại lạp xưởng hấp dẫn khác như lạp xưởng thịt vịt, lạp xưởng tôm, lạp xưởng tươi Cần Đước, lạp xưởng trứng muối,… Tết này hãy làm lạp xưởng cho gia đình và khách tới chúc cùng thưởng thức nhé!
Bình luận
Xem tất cả