Bật mí 6+ cách làm bánh tét ngon cho ngày Tết trọn vị

Cũng như bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiết trong mâm cơm, mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét ở mỗi nơi sẽ có chút khác biệt về hương vị, mỗi vùng miền cũng sẽ có cách gói khác nhau. Cùng NEWSUN tìm hiểu 7 cách làm bánh tét đơn giản, nhanh chóng cho thành phẩm thơm ngon nhé!

Bật mí 6 cách làm bánh tét ngon cho ngày Tết trọn vị

1. Cách làm bánh tét truyền thống

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để làm bánh tét truyền thống vè cơ bản khá giống với cách làm bánh chưng. Chỉ khác ở hình dáng và lá gói.

  • Gạo nếp cái hoa vàng: 400g
  • Đậu xanh đã đãi vỏ: 200g
  • Lạt tre: 1 bó
  • Thịt ba chỉ: 100g
  • Lá chuối: 1 bó (chọn các tàu lá dài, không rách)
  • Gia vị thông dụng: Muối, hạt nêm, tiêu xay

1.2. Thực hiện làm bánh tét truyền thống

Bước 1: Ngâm và xóc gạo nếp

Gạo nếp cái hoa vàng bạn đem vo sạch rồi ngâm trong khoảng 7-8 tiếng. Tốt nhất hãy ngâm qua để gạo ngậm đủ nước và mềm.

Ngâm đủ thời gian, bạn đổ ra rá và để ráo nước. Tiếp đó cho thêm 1 chút xíu muối hạt vào xóc đều. Không được quên bước này bởi có muối mới tạo được độ đậm đà cho vỏ bánh.

Bước 2: Ngâm đậu xanh

Đậu xanh bạn hãy đãi sạch vỏ rồi ngâm trong khoảng 4 tiếng để hạt đậu nở to ra. Sau đó hãy vớt đậu ra để ráo nước rồi rắc vào 4g muối và xóc đều.

Bước 3: Chẻ lạt và xử lý lá chuối

Lạt tre cần phải được chẻ thành các sợi mỏng dài, chiều rộng khoảng 0,5cm. 

Lá chuối bạn mang đi rửa sạch để ráo nước. Lật úp phần sống lưng tàu lá chuối lên và dùng dao lọc phần lá ra khỏi cuống. Hãy làm nhẹ nhàng vì lá chuối dễ rách. Tách lá chuối xong thì nên cuộn gọn gàng lại.

Đun một nồi nước sôi đường kính rộng, cho vào 1 thìa cà phê muối. Sau đó cho lá chuối vào chần qua rồi vớt ra để ráo nước. Bước này nhằm mục đích cho lá chuối mềm ra, khi gói bánh không bị rách.

Bước 4: Sơ chế thịt ba chỉ

Thịt ba chỉ lợn bạn mang đi rửa sạch rồi cắt thành các miếng có chiều dài 10cm, rộng khoảng 2cm. 

Cho tất cả thịt vào bát tô rồi nêm vào 1/5 muỗng cà phê, 1 muỗng vơi cà phê muối. Trộn đều thịt với gia vị và ướp trong khoảng 30 phút.

Bước 5: Gói bánh tét

Hãy trải lá chuối lên mâm, bàn sạch, xếp 2 lá chuối chồng lên nhau và đạt 1 lá nhỏ ở trong. Sau đó đổ lần lượt 200g gạo nếp ở dưới, dùng tay dàn đều hỏi mỏng gạo ra. Sau đó cho thêm 100g đậu xanh trên và lại dàn đều sao cho đỗ nằm gọn trong gạo. 

Sau đó hãy cho thêm 100g thịt ba chỉ nằm gọn trong đậu xanh. Cuối cùng phủ lên 100g đậu xanh và phủ ngoài phần gạo còn lại là được.

Gói lớp lá chuối nhỏ trong cùng để cố định hình dạng bánh. Cuộn chặt 2 lớp lá bên ngoài,  chập 2 bên mép lá vào 1 rồi gấp mép bánh. Hãy gấp mép bánh chặt tay để gói bánh tét đẹp, chắc.

Cuối cùng dùng lạt cố định bánh tết theo chiều dọc và ngang. 

Bước 5: Gói bánh tét

Bước 6: Luộc bánh

lấy nồi lớn, lót cuống và lá chuối ở đáy nồi, cho bánh lên trên và đổ ngập nước. Hầm bánh trong 6-8 tiếng trên lửa nhỏ và hãy nhớ thường xuyên thêm nước vào nồi.

Lưu ý khi luộc bánh được 1 nửa thời gian thì lấy bánh ra nhúng qua nước lạnh rồi thay nước mới vào luộc. Bằng cách này, bánh sẽ mềm và dẻo ngon.

2. Cách làm bánh tét chuối

Bánh tét nhân chuối là món ăn thuộc miền Tây được biến tấu ra từ món bánh truyền thống để phù hợp với những người ăn chay. Cách làm bánh tét nhân chuối rất đơn giản:

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp: 1 kg
  • Đậu đỏ hoặc đậu đen: 500g
  • Nước cốt dừa: 100ml
  • Chuối sứ chín: 12 trái
  • Lạt để gói bánh: 1 nắm
  • Muối: 2 muỗng cà phê
  • Đường: 3 muỗng canh
  • Rượu: 1 muỗng canh
  • Lá dứa: 3 nhánh
  • Lá chuối: 8 lá

2.2. Cách bước làm bánh tét chuối

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Gạo nếp bạn vo sạch rồi ngâm trong thau nước 5 – 6 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.

Chuối sứ chín bạn lột vỏ, cho vào 1 ít muối, đường và rượu. Đậu đỏ hoặc đậu đen bạn vo sạch rồi nấu chín.

Bước 2: Nấu gạo nếp với lá dứa

lá dứa bạn rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố cùng 1 ít nước xay nhuyễn. Dùng vải lọc chắt lấy nước.

Lấy một chiếc chảo lớn, cho đậu đỏ và gạo nếp vào xào. Trong khi xào hãy đổ thêm 1 nửa phần nước dừa và nước cốt lá dứa vào rồi đảo đều. Xào khoảng 15 phút thì cho phần nước cốt dừa còn lại vào đảo chung rồi tắt bếp.

Lá chuối rửa sạch, lọc lấy phần lá rồi phơi qua nắng cho hơi héo lại. Lá bạn xếp lại trương tự như cách gói bánh tét truyền thống trên.

Bước 3: Gói và luộc bánh

Lá bạn xếp lại trương tự như cách gói bánh tét truyền thống trên.

Rải gạo nếp ở dưới và cho chuối lên và trên cùng phủ 1 lớp gạo nữa rồi gói lại.

Bánh tét bạn lót lá chuối và cuống còn thừa xuống dưới, đặt bánh vào đổ ngập nước và luộc trong 4-5 tiếng là chín.

2.2. Cách bước làm bánh tét chuối

3. Cách làm bánh tét nhân đậu xanh ngọt

Bánh tét nhân đậu xanh ngọt là món vô cùng dễ ăn, phù hợp với những người ăn chay và thích vị hơi ngọt. Cách làm bánh tét này rất đơn giản, ai cũng có thể làm được.

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp: 1.3 kg (gói 8 cái bánh)
  • Đậu xanh: 400g
  • Đậu đen: 100g
  • Dừa bào sợi: 100 gr
  • Đường thốt nốt: 300g
  • Đường: 2 muỗng canh
  • Muối: 3 muỗng cà phê 
  • Nước cốt lá dứa: 750 ml
  • Lá chuối: 1 kg

3.2. Cách gói bánh tét nhân đậu ngọt

Bước 1: Sơ chế và nấu đậu

Cho 100g đậu đen cùng 600ml nước, 1/3 muỗng cà phê muối vào hầm trong nồi áp suất 10 phút.

Với đậu xanh, bạn bắc 1 nồi lên bếp và cho đậu xanh vào cùng với 700ml nước, 1/3 muỗng cà phê muối đun trên lửa nhỏ. Khi nước sôi thì mở vung và vớt bọt. Bạn đun liên tục trên lửa liu riu cho đến khi nước cạn, hạt đỗ chín mềm và nở bung là được.

Nhân lúc đỗ xanh còn nóng, bạn hãy dùng muôi inox hoặc muỗng đảo đều. Vừa đảo bạn vừa miết để làm nhuyễn đỗ xanh nhé. Bạn cũng có thể cho đỗ xanh vào cối để giã nhuyễn mịn.

Bước 2: Sên nhân đỗ

Bắc chảo chống dính lên bếp, cho vào 300g đường thốt nốt và 2 muỗng nước lọc đun lửa vừa đến khi tan đường.

Đường đã tan hết, bạn cho 1/3 muỗng cà phê muối vào khuấy đều. Tiếp đó cho 100g dừa bào sợi đảo 3 phút cho dừa chín. Cho vào chảo 400g đỗ xanh giã nhuyễn vào sên cho đến khi tất cả nguyên liệu hòa quyện lại với nhau.

Lúc này, bạn hãy tắt bếp và trải nhân bánh vừa sên ra 1 cái mâm để làm nguội.

Sên nhân đỗ

Bước 3: Tạo hình nhân bánh

Sau khi nhân bánh nguội hẳn, bạn chia thành 8 phần bằng nhau rồi dùng màng bọc thực phẩm cuộn tròn lại, ấn chặt ở 2 đầu.

Bước 4: Chuẩn bị gạo

Gạo nếp mua về bạn vo sạch và ngâm trong chậu nước khoảng 1 tiếng. Sau đó đổ ra rổ để ráo nước.

Đậu đen bạn vo sạch rồi cho vào nồi áp suất nấu chín, vớt ra để ráo nước.

Bước 5: Xào gạo và đậu đen

Cho 400ml nước dừa vào chảo, 750ml nước cốt lá dứa cùng 2 muỗng cà phê muối và 2 muỗng canh đường. Đun hỗn hợp với lửa trung bình đồng thời khuấy đều cho đường tan hẳn.

Khi thấy hỗn hợp sôi lăn tăn, bạn cho gạo nếp và đậu đen vào nấu với lửa trung bình. Đảo đều đến khi thấy hơi nặng tay, gạo đã hút hết nước thì hạ nhỏ lửa. Bạn xào thêm khoảng 10-15 phút, hạt gạo nếp hơi nở và dần có màu trong suốt thì tắt bếp.

Bước 6: Gói bánh

Lá chuối bạn rửa sạch và chần sơ qua nước sôi khoảng 5 phút. Chần xong bạn để ráo nước và bỏ lá vào tủ lạnh để giữ lại độ dẻo cho lá.

Hãy dùng 1 túi zip cắt bỏ đầu và dọc 2 bên túi ra. Tiếp theo, dàn đều gạo nếp lên túi, sau đó đến nhân đỗ và gói lại. Sau khi gói xong nhớ nắn thật kỹ để nhân không bị trồi ra.

Bạn trải lá chuối ra và cho phần bánh ở túi zip vào chính giữa. Tiến hành gói bánh lại như khi gói bánh tét thông thường. 

Mẹo nhỏ: Sau khi gói bánh bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm cuốn lại 2 lớp để bánh không bị bung ra khi hấp.

Bước 7: Luộc bánh

Cho bánh vào nồi áp suất và đổ ngập nước. Hấp trong khoảng 45-50 thì bánh sẽ chín, lúc này bạn chỉ cần vớt ra, để thật ráo nước là có thể thưởng thức rồi.

Ngoài ra bạn có thể biến tấu món bánh này bằng cách ngâm gạo với lá dứa để tạo màu xanh đẹp mắt.

Xem thêm:

Bánh Tét nhân đậu xanh ngọt

4. Cách làm bánh tét nước tro

Bánh tét nước tro là món ăn luôn có trong mâm cỗ tết Đoan Ngọ. Nhân đậu xanh bùi béo, vỏ gạo nếp dẻo mềm chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nếp: 3 kg
  • Đậu xanh: 1.5kg
  • Nước dừa tươi: 140ml
  • Nước cốt dừa: 400ml
  • Đường vàng: 650g
  • Nước tro tàu: 300 ml
  • Muối: 1 muỗng canh

4.2. Các bước gói bánh tét nước tro nhân đậu

Bước 1: Ngâm đậu và gạo

Đầu tiên vo đậu 3-4 lần với nước sạch rồi ngâm qua đêm cho mềm.

Gạo nếp bạn vo sạch và trộn cùng 300ml nước tro ngâm 4 tiếng. Sau đó, bạn hãy đổ thêm nước lã vào và ngâm tiếp đến hết đêm.

Bước 2: Xào gạo với nước cốt dừa

Gạo nếp đã ngâm xong bạn hãy vo lại thật sạch rồi để ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 140ml nước dừa, nửa muỗng canh muối, 100g đường vàng nấu sôi cho đường tan. 

Khi hỗn hợp sôi thì bạn cho gạo nếp vào đảo đều tay đến khi cạn nước thì tắt bếp.

Bước 3: Xào nhân đậu

Đậu xanh chắt bỏ nước, cho vào nồi với lượng nước ngập mặt đậu. Đun trên lửa vừa đến khi cạn nước.

Tiếp đó hãy hạ nhỏ lửa và dùng muỗng trộn đều đến khi đậu xanh chín mềm, bở và ráo nước.

Bắc chảo lên bếp, cho vào 400ml nước dừa, nửa muỗng canh muối, 550g đường vàng, đun và khuấy cho hỗn hợp tan đều. Kế tiếp cho đậu xanh đã nấu vào sên cho đến khi cạn nước, đậu xanh mềm và dẻo quánh sau đó từ từ khô lại thì tắt bếp.

Bước 4: Gói bánh tét

Bạn chia nhân đậu thành 10 phần rồi nặn thành hình trục dài. Gạo nếp bạn cũng chia thành 10 phần. Trung bình cứ 1 bát tô nhỏ là 1 cái bánh.

Chồng 3 miếng lá chuối đã rửa sạch, chần qua nước sôi lên nhau. Dàn đều gạo rồi đến đậu xanh.

Bạn gấp mép lá chuối lại sao cho gạo dồn vào giữa. Sau đó gói kín lại rồi buộc 1 dây ở giữa để cố định. Tiếp theo dùng các dây lạt buộc chặt các phần thân và 2 đầu bánh là hoàn tất.

Bước 5: Luộc bánh tét

Bạn xếp bánh tét vào nồi to, đổ ngập nước và luộc trong 3 tiếng với lửa vừa là chín.

Xem thêm một số món ngon cho mâm cỗ Tết:

Cách làm bánh tét nước tro

5. Cách làm bánh tét lá cẩm

Bánh tét lá cẩm là đặc sản của Cần Thơ. Món ăn này nổi tiếng bởi màu sắc bắt mắt, bánh mềm ngon hấp dẫn bất kỳ ai đã từng nếm thử.

5.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp: 1 kg
  • Đậu xanh: 250g
  • Dừa nạo: 250g
  • Lá dứa: 500g
  • Lá cẩm: 500g
  • Lá chuối hột: 1kg
  • Dây hoặc lạt buộc
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị thông dụng: dầu ăn, đường, hạt nêm, muối

5.2. Các bước làm bánh tét lá cẩm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lá cẩm bạn rửa sạch rồi cho vào nấu với 1 bát nước để lấy được màu tím.

Đậu xanh vo sạch và ngâm nước qua đêm cho hạt đỗ nở ra và để ráo nước.

Dừa nạo bỏ vào 1 chút nước ấm rồi vắt lấy nước cốt. Phần bã bạn thêm vào 1 bát con nước rồi vắt tiếp lấy phần nước dão dừa.

Gạo nếp vo sạch và ngâm trong nước lá cẩm 6 tiếng. Ngâm đủ thời gian thì vớt ra để ráo nước rồi thêm vào 1 muỗng muối và trộn đều.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Sơ chế thịt, trứng muối và lá chuối

Thịt ba chỉ bạn cạo phần da bằng lưỡi dao để làm sạch, thái sợi dài bằng ngón tay và ướp cùng hành tím băm, hạt nêm, hạt tiêu trong khoảng 3-4 tiếng trong tủ lạnh.

Trứng muối bạn lấy lòng đỏ và ngâm qua với rượu để khử bớt mùi tanh. Lòng trắng cho vào màng bọc thực phẩm se lại thành hình dài nhỏ.

Lá chuối rửa sạch, phơi qua nắng cho héo hoặc chần qua nước sôi. Bạn xé lá chuối thành các miếng kích thước 30x40cm. Cứ 1 chiếc bánh thì tương ứng với 3 lá chuối. Lá lót trong cùng bạn xé kích thước khoảng 6x20cm là được.

Bước 3: Xử lý gạo nếp

Bạn bắc chảo lên bếp, cho nước lá cẩm và nước dão dừa vào đun sôi. Tiếp đó đổ gạo vào đảo đều, thêm vào 1 muỗng muối và 2 muỗng đường xào đến khi nước rút gần hết thì tắt bếp.

Gạo nếp bạn chia thành 5 phần bằng nhau cho 5 cái bánh.

Bước 4: Nấu nhân bánh

Đậu xanh đã ráo nước bạn bỏ nước dão dừa và 1 muỗng cà phê muối đun đến khi nước cạn, đậu mềm là được. Lưu ý: Nước cần phải ngập mặt đỗ. Do đó, nếu nước dão dừa quá ít thì bạn có thể thêm nước sạch vào đun.

Bạn băm hành tím rồi cho lên phi thơm với dầu. Đậu xanh bạn giã nhuyễn rồi đổ dầu hành vào trộn.

Nhân bánh gồm thịt, đậu bạn hãy chia thành 5 phần bằng nhau. Bạn bọc đậu bên ngoài, thịt bên trong rồi nắm thành hình trụ dài. Hãy học bên ngoài 1 lớp màng bọc thực phẩm rồi xoắn chặt 2 đầu để nhân chắc hơn.

Bước 5: Gói bánh và luộc

Quy trình gói bánh rất đơn giản, bạn trải lá chuối bên dưới, đổ gạo nếp vào dàn đều, cho nhân vào giữa rồi gấp mép 2 bên lại sao cho phần gạo bao bọc hết phần nhân bánh.

Buộc chặt bánh lại bằng nhiều dây hoặc lạt.

Bạn đổ nước ngập bánh và luộc trong 4-5 tiếng là bánh chín. 

Thành phẩm gạo nếp màu tím, nhân bánh vàng, khi ăn cảm nhận được vị dẻo từ vỏ bánh, bùi ngậy từ nhân sẽ làm “say lòng” bất kỳ ai đã từng thưởng thức. 

Ngoài bánh tết thì bạn có thể học thêm cách làm bánh giày hoặc cách nấu phở gà để đổi món cho mâm cỗ tết nhé!

Bánh Tét lá cẩm

6. Cách làm bánh tét ngũ sắc

Nếu ngày tết năm nay bạn muốn đổi cách làm bánh tét mới lạ hơn thì hãy thử ngay món bánh tét ngũ sắc vừa bắt mắt lại không kém phần thơm ngon nhé!

6.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo nếp Thái: 3 kg
  • Đậu xanh không vỏ: 1 kg
  • Nước cốt dừa: 300 ml
  • Đường: 290g
  • Thịt ba rọi: 1kg
  • Hành lá: 2 muỗng canh
  • Lá dứa: 1 bó 7 lá
  • Gấc: nửa trái
  • Lá cẩm 200
  • Hành lá: 2 muỗng canh
  • Lá chuối: 2 kg
  • Hạt nêm: 1 muỗng canh
  • Muối: 25g (khoảng 5 muỗng cà phê)
  • Trứng muối: 18 cái

6.2. Các bước làm bánh tét ngũ sắc

Bước 1: Tạo các màu tự nhiên và ngâm gạo

Gạo nếp bạn chia thành 4 phần, mỗi phần 750g. 3 phần gạo trắng để nguyên ngâm nước qua đêm. 1 phần gạo còn lại thì ngâm với nước lá cẩm màu tím

Để làm nước màu tím, bạn cho lá cẩm vào đun sôi với nước. Nước nguội thì ngâm với 1 phần gạo nếp qua đêm.

3 phần gạo còn lại tạo màu như sau:

  • Lấy thịt gấc, bỏ hạt cho vào 1 muỗng cà phê rượu trắng rồi tán đều. Sau đó cho 1 phần gạo nếp vào trộn.
  • lá dứa cắt khúc rồi xay nhuyễn cùng 250ml nước để tạo màu xanh. Dùng rây lọc qua nước và đổ từ từ vào gạo, trộn đều.
  • 1 phần gạo còn lại thì để nguyên màu trắng.

Bước 2: Nấu nước cốt dừa

Bạn cho 900ml nước dừa tươi vào nồi đun sôi, thêm 4 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối. Tiếp tục khuấy và đun cho đường tan hoàn toàn thì tắt bếp.

Bước 3: Hấp gạo nếp

Bắc nồi nước lên đun sôi, cho gạo nếp vào xửng hấp 20 phút. Sau đó mở nắp đảo đều và hấp thêm 10 phút.

Dùng khoảng 100g nước dừa rưới đều lên toàn bộ cơm nếp vừa nấu rồi đảo đều, đun thêm 10 phút nữa. 

Tiếp đó bạn mở nắp rưới thêm 20ml nước dừa và trộn đều, đun thêm 10 phút là cơm nếp chín mềm.

Mẹo nhỏ: Khi hấp cơm bạn nên dùng lá chuối để ngăn cách các phần gạo có màu khác nhau. Lượng nước dừa cho vào gạo hay tăng hoặc giảm tùy vào loại gạo. Không nên cho hết nước dừa vào 1 lần vì có thể khiến cơm bị nhão.

Hấp gạo nếp làm bánh tét

Bước 4: Nấu đậu xanh

Đậu xanh đã ngâm qua đêm bạn cho vào nồi nấu cùng 300ml nước dừa. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn là đậu chín.

Trộn đậu xanh với 200g đường và 1 muỗng cà phê muối. Cho đậu vào máy xay sinh tố hoặc cối để giã nhuyễn mịn.

Bước 5: Sơ chế thịt

Thịt ba chỉ bạn cắt theo chiều dọc và ướp cùng 2 muỗng hành lá, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh muối.

Ướp thịt 30 phút sau đó phơi nắng 30 phút để thịt có độ trong nhất định.

Bước 6: Gói bánh

Chia đậu xanh thành 6 phần cho 6 cái bánh. gói 1 miếng thịt ba chỉ dài với 6 cái trứng muối vào giữa đậu xanh rồi vo lại thành hình trụ. nên dùng màng bọc thực phẩm và xoắn 2 đầu lại dể nhân chắc hơn.

Bạn chồng 3 lá chuối lên, dàn đều 4 phần gạo màu, cho nhân vào giữa rồi gói lại. Dùng lạt mỏng cột lại chắc tay.

Bước 7: Hấp bánh

hãy bắc nồi nước sôi lên bếp, đặt bánh vào xửng và hấp trong vòng 1 tiếng.

Sau 1 tiếng thì bạn mở nắp ra lật đầu bánh rồi hấp thêm 3 tiếng là bánh tét lá cẩm chín.

Bánh tét lá cẩm có màu sắc hấp dẫn, vỏ bánh dẻo mềm, kết hợp với mùi thơm từ nước cốt dừa, hòa quyện với vị bùi bùi , béo ngậy của nhân sẽ khiến cho mâm cơm ngày tết của gia đình bạn trọn vẹn hơn.

Bánh tét ngũ sắc

7. Cách bảo quản bánh tét 

Thông thường, bánh tét, bánh chưng sẽ gói từ trước tết với số lượng lớn để ăn dần. Nên biết cách bảo quản sao cho càng lâu càng tốt mà bánh vẫn giữ nguyên hương vị là điều rất cần thiết. Để giữ bánh lâu hỏng, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thì sẽ để được khoảng 3 ngày. Ở miền Bắc thời tiết lạnh hơn thì có thể để được khoảng 4-5 ngày. Tuy nhiên hãy chọn nơi khô ráo, thoáng, không bị dính ẩm.
  • Nếu cho bánh vào ngăn mát thì có thể để được từ 1-2 tuần.
  • Nếu cấp đông thì có thể giữ bánh cả tháng. Tuy nhiên bạn sẽ cần thời gian rã đông và luộc lại bánh. Sử dụng phương pháp hút chân không trước khi cho bánh vào tủ đông sẽ giúp bánh ít bị đông đá, hương vị cũng không bị ảnh hưởng.

Trên đây là tất tần tật 6 cách làm bánh tét ngày tết ở các vùng miền được NEWSUN tổng hợp lại. Hãy làm thử để mâm cơm ngày tết được trọn vẹn bạn nhé!

Ngoài ra, gần tết nhu cầu mua bánh làm sẵn để ăn cũng tăng cao do không phải gia đình nào cũng có thời gian gói bánh. Vì thể nếu muốn làm bánh kinh doanh thì bạn có thể đầu tư thêm các nồi nấu phở, nồi nấu công nghiệp dung tích lớn để luộc bánh nhé!

Điện máy thực phẩm NEWSUN

Bình luận

Xem tất cả

Chưa có bình luận nào

Viết bình luận