Cách làm vịt quay Lạng Sơn và cách làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn
Vịt quay Lạng Sơn không chỉ là món ăn dân dã, mang đậm bản sắc dân tộc, được nhiều người dân Việt Nam yêu thích mà còn rất được lòng của các du khách nước ngoài. Hôm nay, hãy cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN vào bếp thực hiện ngay cách làm vịt quay Lạng Sơn và cách làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn thơm ngon, chuẩn vị nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu trước khi làm vịt quay Lạng Sơn
Nội Dung
1. Chọn mua vịt
Để làm món vịt quay Lạng Sơn chuẩn vị nhất thì bạn nên tìm mua vịt bầu Thất Khê. Nếu không thì bạn có thể chọn các loại vịt bình thường cũng được nhưng cần lưu ý chọn mua những con vịt đực trưởng thành, phần ức tròn, da cổ – da bụng dày, mọc đủ lông và nặng trên 3 cân.
Bạn có thể chọn mua vịt được làm sạch sẵn hoặc mua vịt sống về nhà sơ chế cho đảm bảo chất lượng, độ tươi của thịt.
2. Các nguyên liệu khác
- Quả móc mật khô: 10g
- Lá móc mật tươi: 10g
- Hành khô: 3 củ
- Dấm: 3 thìa cà phê
- Gừng: 1 củ
- Sả: 2 nhánh
- Dầu mè: 2 thìa cà phê
- Nước tương: 4 thìa cà phê
- Chao: 1 miếng (có thể không có)
- Mạch nha/ mật ong: 100ml
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối đường…
Hướng dẫn cách làm vịt quay Lạng Sơn ngon đúng điệu
1. Sơ chế làm sạch vịt
Với vịt đã được làm thịt sẵn thì sau khi mua về chúng ta sẽ dùng rượu trắng rửa qua vịt để khử mùi hôi rồi rửa sạch lại vài lần nước và để ráo.
Lưu ý: Với không mổ phanh bụng vịt mà chỉ rạch một lỗ ở phần dưới bụng và không làm gãy xương vịt khi trong quá trình sơ chế.
2. Cách ướp vịt quay Lạng Sơn
Đầu tiên bạn cần rửa sạch các nguyên liệu rồi sau đó thái hành khô và phi lên. Đem sả, gừng, tỏi đi đập dập và băm nhỏ. Với quả móc mật thì chúng ta sẽ cho vào máy để xay nhỏ thành bột. Cuối cùng, đun sôi hỗn hợp các gia vị trên với khoảng 100ml nước lọc cho đến khi cô lại thì bỏ thêm 2 thìa dầu mè, 1 thìa nước tương và nêm nếm thêm các gia vị như muối, đường,…
Nhồi lá móc mật và đổ hỗn hợp gia vị ướp vào vịt, nhớ xát kỹ lên thành bụng kết hợp lắc đều cho vịt ngấm gia vị. Sau khi ướp xong chúng ta sẽ khâu chặt lỗ dưới bụng vịt và buộc chặt miệng khâu lại bằng dây.
3. Bơm vịt để da vịt quay giòn hơn
Để bơm vịt, chúng ta sẽ tiến hành lòng ống bơm vào miệng vết cắt tiết xuống dưới đến hết cổ vịt và dùng tay giữ phần cổ. Bắt đầu bơm đều từ từ đến khi thấy cánh vịt căng lên thì dùng tay siết chặt cổ vịt lại, kéo ống bơm ra và nhanh tay buộc cố định cổ vịt lại.
4. Chần sơ qua vịt
Chuẩn bị một nồi nước khoảng 70 độ C rồi tiến hành nhúng nhanh vịt vào nồi khoảng 1-2s. Lưu ý không chần quá lâu hoặc để nhiệt độ nước quá lớn sẽ làm mỡ vịt chảy ra và làm vịt khó lên màu đều đẹp, khi quay sẽ bị nhạt, loang lổ.
5. Lên màu cho vịt
Để phần da vịt quay Lạng Sơn giòn và có màu nâu cánh gián bắt mắt hơn thì chúng ta cần lên màu cho vịt. Đầu tiên, bạn cần đun sôi nước và thêm vào đó 100ml mật ong/mạch nha, 2 thìa cà phê dấm, 1 thìa nước tương, 1 chút muối cùng 1 vài lát gừng. Tiếp tục đun khuấy đều tay đến khi hỗn hợp trên sôi đặc lại rồi dùng thìa rưới đều lên khắp bề mặt của vịt. (Lưu ý càng dưới kỹ thì khi quay vịt sẽ càng ngon, càng bóng đẹp)
6. Phơi vịt quay Lạng Sơn
Sau khi nhuộm màu vịt xong, chúng ta sẽ lấy móc để móc hoặc buộc dây vào phần cánh rồi treo vịt lên phơi cho khô. Lưu ý, không móc trực tiếp vào da vịt vì điều này sẽ khiến phần hơi đã được bơm vào vịt lúc trước thoát ra.
Tiến hành phơi khô kết hợp với dùng quạt để rút ngắn thời gian phơi xuống, sau khoảng 4-6 tiếng thì vịt sẽ khô và ngấm gia vị hoàn toàn. Bạn có thể kiểm tra bằng cách lấy giấy ăn thấm lên trên bề mặt vịt, nếu thấy giấy còn dính thì da vịt chưa khô hoàn toàn.
7. Cách quay vịt bằng lu
Tiến hành nhóm than, đợi khoảng 5 phút cho than hồng lên và cháy hết tất cả các tạp chất, không bốc khói nữa thì móc vịt vào giá treo trong lu (lưu ý nên để vịt cách nhau khoảng 3-5cm).
Theo dõi đồng hồ báo nhiệt bên ngoài lu quay gà vịt, duy trì nhiệt độ trong lò luôn ở trong khoảng 100-120 độ C và nướng vịt trong khoảng 35-40 phút cho vịt chín đều bên trong.
Hết thời gian này, chúng ta sẽ tăng nhiệt độ lò lên 200-250 độ C và duy trì nướng vịt trong khoảng 10-15 phút để vịt lên màu đẹp, làm giòn da vịt là hoàn thành.
8. Thành phẩm
Vịt quay Lạng Sơn sau khi được nướng chín sẽ có màu nâu cánh gián cực kỳ đẹp mắt. Bạn có thể chặt vịt, bày ra đĩa và thưởng thức cùng với bún, rau sống.
Cách làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn
1. Nguyên liệu pha nước chấm
- Xì dầu: ½ bát con
- Bột năng: 1 thìa canh
- Hành tím: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Mỡ vịt quay: ⅓ bát con
- Bột móc mật phơi khô: 1 thìa cà phê
- Lá móc mật: 3 lá
- Gia vị: Tiêu, dầu ăn, bột canh, bột ngọt,…
2. Cách bước các làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn
Rửa sạch lá móc mật tươi và để ráo. Bóc vỏ hành tím, tỏi rồi đem đi băm nhuyễn.
Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào đun nóng và sau đó thêm tỏi, hành đã băm nhỏ vào phi thơm.
Tiếp đến, hòa tan bột năng với 1 chút nước lọc rồi đổ vào chảo cùng với ½ bát con xì dầu và đun đến khi hỗn hợp này sôi, sệt lại thì cho lá móc mật, mỡ vịt quay vào. Cuối cùng, khuấy đều hỗn hợp trên rồi tắt bếp và nêm nếm các gia vị vào sao cho phù hợp với khẩu vị.
Trên đây là chi tiết công thức cách làm vịt quay Lạng Sơn và cách làm nước chấm vịt quay Lạng Sơn mà Điện máy thực phẩm NEWSUN muốn chia sẻ tới cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể làm thành công món vịt quay Lạng Sơn để thưởng thức cùng gia đình, người thân vào những dịp cuối tuần nhé!
Ngoài ra, nếu đang có ý định mở quán vịt quay Lạng Sơn, ngan nướng, gà quay,… bạn có thể tham khảo qua các mẫu của NEWSUN chúng tôi. Điện máy NEWSUN chuyên cung cấp các loại lò quay, từ lò quay gà vịt bằng than, lò quay vịt bằng gas cho đến lò quay vịt dùng điện.
Bình luận
Xem tất cả