6 Chiến lược bán hàng sau Tết vẫn đắt khách “ầm ầm”
Sau chuỗi ngày người người, nhà nhà mua sắm thả ga, tốc độ bán hàng sau Tết nguyên đán có thể chậm hơn bình thường, trừ một số các nhóm hàng đặc thù phục vụ nhu cầu lễ chùa, du xuân. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì doanh thu như mong đợi nếu áp dụng đúng chiến lược bán hàng sau Tết. Cùng NEWSUN bật mí trong bài viết sau đây nhé!
Chiến lược 1: Quảng cáo đa dạng mặt hàng
Nội Dung
- 1 Chiến lược 1: Quảng cáo đa dạng mặt hàng
- 2 Chiến lược 2: Giữ lại một số mặt hàng bán chạy
- 3 Chiến lược 3: Các chương trình khuyến mãi độc đáo
- 4 Chiến lược 4: Đẩy hàng tồn kho, giảm giá cho những mặt hàng không bán chạy
- 5 Chiến lược 5: Tìm kiếm mặt hàng mới
- 6 Chiến lược 6: Triển khai các chương trình khuyến mãi mới
Tết là dịp mua sắm lớn nhất trong năm, lượng lớn hàng hóa đã được tiêu thụ tại các cửa hàng. Vì vậy, để duy trì doanh số bán sau Tết cần tạo các quảng cáo với nhiều loại mặt hàng để phong phú thêm lựa chọn, cung cấp nguồn thông tin đa dạng và các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Đây là cách “dụ dỗ” khách hàng quay lại tiệm sau Tết vô cùng hiệu quả.
Ví dụ: Thay vì bán riêng lẻ các sản phẩm dầu gội, dầu xả, ủ tóc,… cửa hàng có thể ghép cặp bộ dầu xả + gội + ủ của từng hãng và quảng cáo cùng những ưu đãi giảm giá hấp dẫn; hoặc mua 1 chai dầu gội lớn tặng 1 chai dầu xả dùng thử,…
Chiến lược 2: Giữ lại một số mặt hàng bán chạy
Với những mặt hàng đắt khách, hãy đặt hàng thêm để tiếp tục bán sau Tết hoặc đặt dư ra từ trước Tết để đảm bảo hàng luôn có sẵn khi khách hàng tìm đến.
Với số lượng sản phẩm có hạn, người bán có thể tư vấn cho khách hàng chuyển hướng sang mặt hàng khác với chất lượng sêm sêm nhau nhưng giá thành tốt hơn hoặc tư vấn dòng cao cấp hơn,… tùy nhu cầu khách hàng. Đây là mẹo nhỏ để chuyển hướng người mua tư những mặt hàng bán chạy sang những mặt hàng ít phổ biến hơn mà người bán hàng cần áp dụng. Có thể giới thiệu thêm các sản phẩm bổ sung để tăng giá trị đơn hàng.
Ví dụ: Một mặt hàng bánh socola rất hot, nhiều người đã mua để thắp hương gia đình trong dịp Tết và sau đó vẫn tìm mua lại để đi lễ chùa. Khi khách đến mua hàng, bạn có thể giới thiệu thêm các loại bánh khác trông lịch sự và sang trọng hơn với giá thành tương đương để họ lựa chọn.
Chiến lược 3: Các chương trình khuyến mãi độc đáo
Rất nhiều chủ cửa hàng, kinh doanh bán hàng online đã áp dụng linh hoạt các chính sách giảm giá sau Tết để tăng đơn hàng như mua hàng tặng quà, miễn phí giao hàng (freeship).
Đặc biệt, bạn có thể tặng bao lì xì đầu năm, coupon hoặc gift card kèm theo gói bán hàng sau Tết, những gói giảm giá hấp dẫn có giá trị trong 2-4 tuần sau giao dịch đầu tiên để khách hàng hào hứng trở lại với công việc mua sắm. Phương pháp này sẽ giúp tăng doanh số hiệu quả trong ngắn hạn.
Ví dụ: Nhân dịp chào năm mới 2023, Điện máy thực phẩm NEWSUN mang đến cho Quý khách hàng gần xa chương trình ưu đãi “Lì Xì Đầu Xuân” với cơ hội nhận lì xì 1.500.0000 VNĐ tiền mặt hoặc chiết khấu trực tiếp đơn hàng.
Xem thêm: Khai xuân như ý, nhận lì xì lên tới 1,5 triệu khi mua sắm tại NEWSUN
Chiến lược 4: Đẩy hàng tồn kho, giảm giá cho những mặt hàng không bán chạy
Hàng tồn kho có thể bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Có những mặt hàng tồn ít, mỗi mẫu một vài sản phẩm nhưng cũng có những mặt hàng còn tồn nhiều, khó bán.
Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy xác định lại những đối tượng khách hàng đã mua các mặt hàng tương tự trước đây, từ đó tìm ra phân khúc khác hàng mục tiêu, tập trung các chương trình khuyến mãi nhắm tới nhóm khách hàng này. Họ sẽ là những người mua tiềm năng giúp bạn tiêu thụ hàng tồn kho.
Ví dụ: Nhiều mặt hàng sau Tết khó tiêu thụ và sớm hết hạn như bánh kẹo, mứt Tết, người bán cần xác định mục tiêu bán hàng sau Tết là tiêu thụ hết hàng tồn để thu lại tiền vốn thay vì quá chú trọng vào lợi nhuận. Hãy giảm giá những mặt hàng không bán chạy để đẩy hàng đi nhanh. Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm những năm sau tính toán kỹ mặt hàng nào nên nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít và nhập hàng của những nguồn uy tín có chính sách trả hàng để giảm thiểu rủi ro của hàng tồn kho.
Chiến lược 5: Tìm kiếm mặt hàng mới
“Mùa nào thức nấy” – Một cách khác để lôi kéo khách đến cửa hàng sau mùa mua sắm Tết “thả ga” là hãy tìm một sản phẩm hay dịch vụ mới.
Ví dụ: Trưng bày một sản phẩm mới ở ngay cửa hàng suốt tháng Giêng Âm Lịch.
Chiến lược 6: Triển khai các chương trình khuyến mãi mới
Không thiếu những dịp đặc biệt để bạn triển khai các chương trình khuyến mãi. Sau Tết có Ngày Valentine 14-2, Quốc tế Phụ nữ 8-3, Giỗ tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch), Ngày 30/4-1/5,… Tùy vào mặt hàng bạn đang kinh doanh là gì mà lựa chọn chương trình khuyến mãi cho phù hợp. Một số mặt hàng có tính thời vụ như quần áo thời trang, chăn gối nệm,… có thể xả kho theo mùa.
Trên đây là 6 chiến lược bán hàng sau Tết mà bạn có thể tham khảo để duy trì doanh số. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!