9 Phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả – Không hóa chất

Thực phẩm nếu để trong điều kiện môi trường bình thường sẽ rất nhanh bị biến chất, dẫn đến hư hỏng. Và để giữ cho thực phẩm được tươi lâu, không mất đi dưỡng chất buộc phải có phương pháp bảo quản hợp lý cho từng loại. Vậy những phương pháp bảo quản thực phẩm nào hiệu quả mà không cần dùng đến hóa chất? Mời bạn đọc cùng tham khảo trong bài viết sau đây!

Phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả

Phương pháp bảo quản thực phẩm là gì?

Sự phát triển của vi sinh vật trong thực phẩm thường giống nhau. Thời kỳ đầu, phần lớn vi sinh vật không phát triển, thậm chí còn chết nhưng sau đó, khi có điều kiện môi trường thuận lợi, số lượng vi sinh vật phát triển rất nhanh, sự phát triển đó phụ thuộc vào các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, pH, áp lực thẩm thấu,…

Về bản chất, bảo quản thực phẩm chính là sử dụng các biện pháp khống chế các yếu tố ảnh hưởng trên nhằm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật hoặc tiêu diệt chúng, giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, có thể sử dụng được trong thời gian dài mà không bị biến chất, hư hỏng.

Bảo quản thực phẩm chính là cách bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân, gia đình, thực khách,… và hạn chế lãng phí do đồ bị thối hỏng.

Đối với các chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm chế biến thì các phương pháp này sẽ giúp họ chủ động trong nguồn hàng, cung cấp thực phẩm đi xa hơn và đảm bảo lượng hàng cung quanh năm ngay cả những lúc trái mùa, thực phẩm khan hiếm.

Bảo quản thực phẩm

Các phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến gồm có: (1) Làm lạnh, (2) Cấp đông, (3) Ướp muối, (4) Sấy khô, (5) Hun khói, (6) Dùng cần tây, (7) Dùng tỏi, (8) Dùng đường và (9) Đóng gói chân không.

Xem thêm: Mở quán ăn sáng cần bao nhiêu vốn và các chi phí cần thiết

Những phương pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả được ứng dụng phổ biến nhất

Bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh

Đây chính là cách dễ dàng và đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Không cần dùng đến chất bảo quản độc hại bạn vẫn có thể duy trì độ tươi ngon của thực phẩm bằng cách bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh.

Nhiệt độ thấp có tác dụng làm giảm tốc độ các phản ứng sinh hóa trong thực phẩm. Mức nhiệt càng thấp thì tốc độ phản ứng càng chậm. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thực phẩm không được khử trùng hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, theo thời gian vẫn sẽ bị giảm độ tươi ngon và mất dần dưỡng chất, lâu ngày là bị hỏng.

Phương pháp này phù hợp để bảo quản thức ăn đã qua chế biến, đồ tươi sống như rau củ quả, sữa, nước,… trong thời gian khoảng 1-7 ngày hoặc hơn, tùy loại thực phẩm.

Bảo quản lạnh thực phẩm

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh:

  • Phân loại và bọc riêng từng loại thực phẩm trước khi xếp vào tủ, tránh lây chéo mùi và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không để các hộp đựng thực phẩm không có nắp đậy xếp chồng lên nhau.
  • Không xếp thực phẩm đã chế biến ở bên dưới thực phẩm chưa chế biến.
  • Không để thực phẩm vừa chế biến còn hơi nóng và tủ lạnh. Nên để nguội dần ở nhiệt độ phòng trong khoảng 20-30 phút trước khi cất vào tủ.
  • Không để quá nhiều thực phẩm làm chật tủ gây cản trở việc lưu thông không khí trong tủ lạnh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thực phẩm không được làm lạnh nhanh và nền nhiệt không đồng đều.

Xem thêm: 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn giúp bạn thành công

Bảo quản thực phẩm bằng cách cấp đông

Đông lạnh là phương pháp được sử dụng hữu hiệu cho hầu hết mọi loại thực phẩm, đặc biệt là các loại có nguồn gốc động vật như thịt, cá, hải sản,…

Đây cũng là một trong các quá trình được ứng dụng phổ biến nhất trong thương mại và trong gia đình để bảo quản một phạm vi rộng lớn trong thực phẩm. Những ngăn đông tủ lạnh hay những phòng lạnh, kho lạnh cung cấp khối lượng lớn và lưu trữ lâu dài trong các siêu thị, bếp ăn công nghiệp, các dây chuyền chế biến thực phẩm lớn nhỏ.

Kho đông lạnh bảo quản thịt

Quá trình đông lạnh làm giảm nhiệt độ của thực phẩm ở 0° hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ thấp này tạm dừng vi sinh vật hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các enzym. Đông lạnh không khử trùng thực phẩm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, nó chỉ dừng lại những thay đổi tiêu cực cho chất lượng của thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng và giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng.

Tuy nhiên, khi kết thúc quá trình cấp đông, thực phẩm sẽ bị rã đông và cần chế biến ngay, không để tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cũng không nên cấp đông trở lại. Bởi nếu cấp đông lần nữa thì chất lượng thực phẩm bị suy giảm, thậm chí có nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cần có phương pháp rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.

>>> Xem thêm: Cập nhật giá máy hút chân không NEWSUN mới nhất – Tháng 11/2022

Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp muối

Từ xưa ông bà ta đã có câu “cá không ăn muối cá ươn”. Xét về nghĩa đen thì muối chính là một chất bảo quản thực phẩm hiệu quả và an toàn, đặc biệt những thực phẩm tươi sống như thịt cá thường được ướp muối để được tươi ngon. Nồng độ mặn của muối giúp tiêu diệt đa số các loại nấm và vi khuẩn có hại, đồng thời khử sạch mùi hôi tanh trước khi đem thực phẩm đi chế biến.

Bên cạnh đó, phương pháp muối chua các loại rau củ như dưa cải, cà pháo, dưa leo, củ cải, hành,… cũng được sử dụng từ lâu đời, mang đến những món ăn dân dã, đặc truyền thống của người dân Việt. Tuy nhiên, các thực phẩm muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao, khiến bạn dễ mắc các bệnh về thận, tim mạch, huyết áp. Hơn nữa, khi dùng thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.

Muối dưa, cà

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô

Sấy khô là phương pháp bảo quản thực phẩm hữu hiệu và rất được ưa chuộng hiện nay, chuyên dùng để lưu trữ các loại thực phẩm từ cá, thịt cho đến rau củ, trái cây,…

Có nhiều kỹ thuật để phơi, sấy và làm khô thực phẩm. Bạn có thể đem phơi nắng dưới ánh mặt trời hoặc dùng các thiết bị sấy chuyên dụng như tủ sấy thực phẩm để làm giảm lượng nước có trong thực phẩm, ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn. Tuy nhiên, nhược điểm là làm mất đi một số vitamin quan trọng do tác động của nhiệt độ cao như vitamin A, E, C, vitamin B-complex,…

Nhắc đến sấy khô phải nhắc đến các loại đồ ăn vặt như mít sấy, táo, lê, chuối, xoài, dừa, khô gà, khô bò,… Ngoài ra các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mì, hạt, đậu,… cũng có thể sử dụng phương pháp này.

Sấy khô các loại hạt, hoa quả,...

Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp hun khói

Hun khói là phương pháp sử dụng nhiệt độ và khói gỗ để làm khô thức ăn, tạo hương vị thơm ngon đặc trưng và bảo quản thực phẩm lâu bị hỏng. Cách làm này thường được dùng với các loại thịt, cá và các chế phẩm từ thịt, điển hình như thịt trâu gác bếp, xúc xích hun khói,… Ngày nay có tủ xông khói xúc xích là thiết bị chuyên dụng để sấy khô, xông khói thực phẩm.

Tuy nhiên, phương pháp này không nên sử dụng thường xuyên, hay nói cách khác là bạn không nên nạp vào cơ thể nhiều loại đồ ăn được chế biến hun khói bởi nó có thể gây bệnh ung thư cho con người.

Thịt hun khói đặc sản Tây Bắc

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cần tây

Sử dụng nước ép cần tây để duy trì màu đỏ hồng trong thịt nguội là cách làm truyền thống từ trước đến nay. Ngoài ra, cần tây còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

Bảo quản thực phẩm bằng cần tây

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng tỏi

Tỏi được biết đến là có đặc tính chống virus và có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Chính vì vậy, bảo quản thực phẩm bằng tỏi là một cách làm an toàn, lành tính mà bạn không nên bỏ qua.

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng tỏi

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng đường

Đường là một chất bảo quản tự nhiên hoạt động bằng cách rút nước ra khỏi thực phẩm, hạn chế quá trình phát triển và sinh sôi của nấm mốc, vi khuẩn. Quá trình đó được gọi là thẩm thấu.

Các loại trái cây thường được bảo quản theo cách này có thể kể đến như sấu, táo mèo, dâu tằm, chanh, mơ,… Trong đó, một số loại còn được sử dụng như bài thuốc hiệu quả chữa các bệnh về đường hô hấp.

Ngâm mơ đường trị ho

Bảo quản thực phẩm bằng cách đóng gói chân không

Phương pháp bảo quản thực phẩm cuối cùng được đề cập đến trong bài viết này chính là đóng gói chân không. Thực phẩm sẽ được cho vào túi nilon, sau đó sử dụng máy hút chân không chuyên dụng để rút toàn bộ không khí và hơi ẩm bên trong túi, tạo ra môi trường gần giống chân không nhất, cách ly hoàn toàn thực phẩm với các tác nhân oxy hóa bên ngoài. Một số loại máy hút chân không chuyên dụng còn có thêm tính năng hàn miệng túi ngay sau khi hút, tránh để không khí lọt trở lại túi.

Phương pháp này có thể ứng dụng với hầu hết các loại sản phẩm, từ thực phẩm khô, tươi sống, đồ dạng bột, thực phẩm ướt có chứa nước,… đến linh kiện điện tử, thuốc men, dược liệu, vật dụng,… Tùy nhu cầu đóng gói bảo quản khác nhau để lựa chọn dòng máy sử dụng hiệu quả.

Sử dụng máy hút chân không để đóng gói bảo quản thực phẩm

Những gói thực phẩm khi được hút chân không cũng trở nên chắc chắn, đẹp mắt hơn. Đồng thời thu nhỏ diện tích bảo quản, hạn chế tình trạng bị xì, xẹp túi như cách đóng gói thông thường.

Không riêng các cơ sở, đơn vị chế biến thực phẩm mới cần đến máy hút chân không, nhiều hộ gia đình hiện nay cũng lựa chọn những chiếc máy mini để đóng gói, bảo quản thực phẩm hàng ngày.

Những gói thực phẩm sau khi hút chân không đóng gói có thể bảo quản ở nhiệt độ thấp (cấp đông, làm mát) để tăng thêm hiệu quả.

Gói rong biển được hút chân không bảo quản đông lạnh sẽ không bị đóng đá

Ngoài ra, hút chân không còn được dùng như một công đoạn để đóng gói bao bì thổi khí. Tức là, không khí trong túi thực phẩm sẽ được rút kiệt để loại bỏ hàm lượng oxy, sau đó bơm khí nitơ lại vào bên trong túi, tạo độ phồng bảo quản những thực phẩm có tính giòn, dễ vỡ.

>>> Xem thêm: TOP 5+ máy hút chân không thực phẩm ướt, chứa nước hiệu quả nhất

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích đối với bạn trong việc bảo quản và lưu trữ thức ăn trong gia đình, nhà hàng, quán ăn,… Tùy từng thực phẩm mà bạn chọn được phương pháp bảo quản phù hợp.

Nếu có nhu cầu mua máy hút chân không chính hãng với giá hợp lý, hãy liên hệ với NEWSUN để được tư vấn nhanh nhất.

NEWSUN rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!

Điện máy thực phẩm NEWSUN