Cách làm bún chả Hà Nội chuẩn vị ít người biết
Là một món ăn từng được National Geographic bình chọn là một trong 10 món ăn đường phố ngon nhất thế giới, bún chả chính là đặc sản đặc trưng mang đậm chất Hà Nội. Từ những nguyên liệu đơn giản, người chế biến đã sử dụng sự tinh tế của mình để làm ra được tô bún hấp dẫn, giữ trọn hương vị của mảnh đất kinh kỳ. Ngay bây giờ, hãy cùng NEWSUN tìm hiểu cách làm bún chả chuẩn vị Hà Nội nhé!
Cách làm chả viên và chả miếng
Nội Dung
Nguyên liệu làm chả miếng, chả viên
Chọn thịt heo:
- Thịt nạc vai: 500g, thịt nạc vai xay một lần, làm chả viên thì dùng phần thịt này nhất bởi thịt mềm, có cả mỡ cả nạc, miếng chả thành phẩm sẽ mềm, không bị khô khi nướng.
- Thịt ba chỉ (ba rọi)/thịt nách: 500g, chọn thịt mỡ nạc vừa đủ, thịt mềm.
Phần nước sốt để ướp: Sốt sẽ chia đôi để ướp riêng chả viên và chả miếng.
- Nước mắm ngon: 3,5 muỗng canh
- Nước màu/nước hàng: 3 muỗng canh
- Đường: 2 muỗng canh
- Mật ong: 1 muỗng canh
- Hạt nêm: 2 muỗng cà phê
- Hạt tiêu xay: 1 muỗng cà phê
- Hành lá xanh
- Dầu ăn: 1 muỗng canh
* Chú ý:
Hầu hết các cách làm bún chả Hà Nội hướng dẫn trên mạng hiện nay đều có thêm có nguyên liệu như tỏi, dầu hào, hành tím. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi từ những người có lâu năm làm nghề, bún chả nguyên bản không có các gia vị này. Nhưng hiện nay, khẩu vị của thực khách dần thay đổi nên quán bún thêm vào một số nguyên liệu cho phù hợp.
Ngoài ra, bún chả không ướp với sả, sả chỉ dùng cho món bún thịt nướng miền Nam.
Cách ướp và nướng thịt
Sơ chế thịt
Thịt nạc vai đã xay bạn để nguyên, thịt vai/nách heo bạn thái ngang thớ, mỏng và to bản. Nên lọc bỏ bì (da) để nướng không bị cứng và da dễ bén cháy, khét.
Làm sốt ướp
Bạn bỏ vào bát gia vị gồm: 3,5 muỗng canh nước mắm ngon, 3 muỗng canh nước màu/nước hàng, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh mật ong, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay, hành lá thái nhỏ đập dập. Trộn đều tất cả gia vị.
Ướp thịt
Chia đôi nước sốt thành 2 nửa rồi ướp với từng loại thịt đã chuẩn bị. Hãy ướp trong ít nhất 2 giờ, tốt hơn nên bọc kín lại và ướp qua đêm trong ngăn mát thì thịt sẽ ngon và thấm vị hơn. Riêng phần thịt xay, bạn ướp thêm 1 thìa mỡ lợn hoặc dầu ăn để miếng chả mềm ngon, không bị khô khi nướng.
Nướng thịt
Phần thịt nạc vai sau khi ướp, bạn múc một thìa nhỏ rồi nặn thành viên như quả quất, nhấn hơi dẹt. Phết một lớp dầu ăn lên vỉ nướng, xếp chả viên lên vỉ, kẹp lại là nướng dậy mùi thơm, chín vàng đều 2 mặt. Nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể gói chả viên vào lá chuối rồi nướng. Miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn.
Phần thịt ba chỉ cũng làm tương tự, cho lên vỉ và nướng chín vàng 2 mặt.
Bạn nên nhóm than hoa cháy hồng, không còn khói thì mới đặt chả lên nướng. Thỉnh thoảng phết chút dầu ăn/hoặc mỡ nước lên chả viên để mềm và bóng đẹp, ngon hơn.
Ngoài ra, hiện nay đã có dòng lò nướng salamander để nướng thịt, dùng cho các quán bún chả. Theo tìm hiểu của chúng tôi từ những từ các chủ quán, dù dùng gas nhưng hương vị thành phẩm vẫn ngon không kém dùng than. Nếu bạn đang có hoặc muốn mở quán bún chả thì hãy tham khảo nhé!
Cách làm nước chấm bún chả Hà Nội
Nguyên liệu làm nước chấm
- Nước lọc: 250ml (khoảng 2 bát nhỏ)
- Nước mắm ngon 30-40 độ đạm: 25ml (khoảng 2 thìa canh)
- Đường vàng: 25g (khoảng 2 thìa canh)
- Dấm: 25ml (khoảng 2 thìa canh)
- Muối: 2 thìa cà phê
- Tỏi băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- Ớt bỏ hạt băm nhuyễn: 1 muỗng canh
- 1 giọt tinh dầu cà cuống
Thực hiện làm nước chấm
Với nước chấm bún chả Hà Nội, tỷ lệ sẽ là 10:1:1:1 cho nước: mắm: đường: dấm: muối. nếu khẩu vị gia đình khác thì bạn có thể nêm nếm lại.
Cho 250ml nước lọc vào nồi, thêm 25g đường, 25ml nước mắm, 25ml dấm, 2 thìa cà phê muối vào khuấy tan. Tiếp đó, bạn cho lên bếp đun sôi vài phút, tắt bếp, giữ ấm cho tới khi dùng.
Khi nào ăn thì cho tỏi, ớt băm nhuyễn và hạt tiêu vào. Nếu có tinh dầu cà cuống, bạn hãy nhỏ vào 1 giọt thêm vào một giọt nhỏ sẽ làm nước chấm dậy mùi thơm, tạo nên nét đặc trưng của món bún chả Hà Nội.
Xem thêm: Cách nấu Phở bò Nam Định ngon chuẩn vị, đơn giản tại nhà
Cách làm dưa góp ăn kèm
Chuẩn bị nguyên liệu
Bạn chuẩn bị nguyên liệu làm dưa góp và các nguyên liệu khác ăn kèm gồm:
- Đu đủ xanh, cà rốt gọt vỏ tỉa hoa.
- Gia vị: Đường, dấm, muối, tỏi băm
- Bún rối, sợi nhỏ, mỏng trắng
- Rau sống: Húng láng không thể thiếu cho bún chả Hà Nội. Các loại rau ăn kèm khác theo sở thích: xà lách, kinh giới, tía tô, giá đỗ.
- Gia vị ăn kèm khác: tỏi băm, ớt băm, hạt tiêu, chanh cắt miếng.
Thực hiện làm dưa góp
Đu đủ xanh, cà rốt, gọt vỏ, tỉa hoa tùy thích, thái lát mỏng.
Cho một chút muối vào xóc đều, để khoảng từ 6-8 phút sẽ giúp nhả bớt nhựa đắng. Sau đó, bạn rửa sạch muối, cho vào 1-2 muỗng canh đường vào trộn đều giúp cho củ, quả giòn, ngon hơn. Sau đó, thêm dấm, chút muối vào trộn đều là xong.
Nếu không mua được đu đủ, bạn có thể dùng su hào thay thế. Với su hào, bạn hãy ngâm đường trước để giữ độ giòn sau đó mới cho giấm và muối vào đảo.
Xem thêm các mẫu lò nướng salamander NEWSUN chuyên dùng cho quán bún chả:
Trên đây là chi tiết cách làm bún chả Hà Nội chuẩn vị nhất. Dù bạn kinh doanh hay chỉ đơn giản là dùng cho gia đình thì cũng có thể tham khảo công thức này nhé!
Bình luận
Xem tất cả