Bật mí 15+ cách làm bánh chưng ngày Tết ở khắp các vùng miền Việt Nam
Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cơm, mâm cỗ ngày Tết của Việt Nam. Người xưa có câu “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Trước kia bánh chưng đều được làm từ những nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều biến tấu khác về món bánh chưng rất đáng để làm thử trong dịp Tết sắp tới. Cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN tìm hiểu 15+ cách làm bánh chưng được tổng hợp từ khắp các vùng miền trên cả nước nhé!
1. Cách làm bánh chưng bằng lá dong truyền thống
Nội Dung
- 1 1. Cách làm bánh chưng bằng lá dong truyền thống
- 2 2. Cách làm bánh chưng ngọt
- 3 3. Cách làm bánh chưng đen dân tộc Tày
- 4 4. Cách làm bánh chưng chay
- 5 5. Cách làm bánh chưng gạo lứt
- 6 6. Cách làm bánh chưng nếp cẩm
- 7 7. Cách làm bánh chưng gấc đỏ
- 8 8. Cách làm bánh chưng ngũ sắc
- 9 9. Cách làm bánh chưng gù Hà Giang
- 10 10. Cách làm bánh chưng hải sản
- 11 11. Cách làm bánh chưng cá hồi
- 12 12. Cách làm bánh chưng chiên nước lọc
- 13 13. Cách bảo quản bánh chưng
Bánh chưng truyền thống gói bằng lá dong là món không thể nào quan thuộc hơn. Hương vị đặc trưng, kết hợp với gạo nếp dẻo ngon, hòa quyện với vị hơi mằn mặn từ muối và vị bùi bùi từ đậu xanh thêm vào một chút vị béo ngậy của thịt ba chỉ heo càng làm cho món ăn hấp dẫn.
Chuẩn bị nguyên liệu: 650g gạo nếp, 400g đậu xanh không vỏ, 300 thịt ba chỉ heo. Đây cũng là những nguyên liệu cơ bản cần có nếu bạn muốn làm bánh tét tròn nhé!
Cách làm:
Gạo nếp ngâm qua đêm, đậu xanh ngâm qua đêm. Sau đó đổ ra để ráo nước, rắc vào gạo và muối mỗi thứ 1.5 muỗng cà phê muối và trộn đều.
Đỗ xanh bạn mang đi xôi rồi giã nhuyễn, nắm thành từng nắm to.
Thịt ba chỉ rửa sạch thái bản to, ướp cùng với muối, nhiều hạt tiêu.
Bạn xếp lá dong bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép trái sang để tạo nếp. Thao tác tương tự với 3 chiếc lá khác để có đủ 4 lá góc bánh.
Đặt 4 lá đã xếp vào bên trong khuôn, lót ở dưới 1-2 lá dong nhỏ rồi đổ 1 bát con gạo nếp lên, cho 1 nắm đỗ dàn đều, xếp 2-3 miếng thịt ba chỉ lên trên. Tiếp đó phủ lên 1 lớp đỗ, 1 lớp gạo.
Trên cùng mặt bánh lại lót vào 1-2 chiếc lá nhỏ rồi gấp lại, buộc chặt với lạt.
Xếp bánh vào nồi to, lót ở dưới đáy lá cuống lá dong và các lá bánh còn thừa. Đổ ngập nước và luộc 5 tiếng trên lửa nhỏ. Hãy thường xuyên kiểm tra và thêm nước cho nồi bánh chưng.
Sau khi bánh chín thì vớt ra cho vào nước lạnh ngâm 20 phút. Tiếp đến, là xếp bánh lên mặt phẳng, dùng vật nặng đè lên để ép hết nước trong bánh ra ngoài (ép qua đêm).
2. Cách làm bánh chưng ngọt
Bánh chưng ngọt là loại bánh có phần nhân làm từ đõ và đường, không có thịt ba chỉ. Món này sẽ vô cùng hợp với những người ăn chay và những thích ăn ngọt. Về cơ bản cách làm bánh chưng ngọt cũng tương tự như làm bánh chưng truyền thống. Các bước chuẩn bị và chế biến như vậy, chỉ khác ở điểm là bánh chưng ngọt có thêm đường phên bào mỏng. Gia vị trộn thịt có thêm quế, hoa hồi. Khi gói thì rải ở chính giữa nhân 1 lớp đường là được.
Thành phẩm có nhân màu nâu, vị ngọt đậm hấp dẫn.
3. Cách làm bánh chưng đen dân tộc Tày
Bánh chưng đen là món đặc sản không thể thiếu của dân tốc Tày (ở Bắc Sơn – Lạng Sơn vào mỗi dịch Tết đến xuân về. Theo quan niệm của người Tày, bánh chưng đen có hình tròn là biểu tượng của mặt trời, gói bên trong những sản vật từ đất thể sự mong muốn về một năm mới mưa thuận, gió hòa.
Nguyên liệu: Tro của rơm bếp, gạo nếp cái hoa vàng, thịt ba chỉ, đậu xanh đã tách vỏ, thảo quả khô, lá dong (chọn lá bánh tẻ), lạt buộc bánh.
Cách làm bánh chưng đen:
Tro làm bánh sẽ được vò thật kỹ, sàng mịn. Tốt nhất nên dùng tro của rơm lúa nếp cái hoa vàng.
Gạo nếp vo sạch sau đó trộn bới tro bếp. Bạn trộn liên tục, khi nào miết hạt gạo trên đầu ngón tay mà thấy tro và gạo hòa quyện với nhau là được. Trộn xong thì hãy phơi khoảng 15 phút rồi sàng sảy qua 1 chút để bỏ những hạt sạn.
Thịt lợn rửa sạch thái mỏng.
Đậu xanh ngâm qua đêm. Sau đó đem đi đồ chín rồi giã nhuyễn, ướp cùng hạt tiêu xay.
Thảo quả khô nướng thơm rồi giã nhỏ, trộn với thịt, tiêu, ớt bột.
Lá dong rửa sạch lau khô và cắt bớt gân lá.
Bạn xếp lá dong nằm ngang rồi cho gạo trải dài trên mặt lá.
Trải đậu xanh ra và xếp thịt vào giữa làm nhân, rồi cuộn đậu xanh thành hình trụ.
Đặt nhân đậu xanh lên trên gạo, phủ bằng 1 lớp gạo đen nữa rồi tiến hành gói lại. Hãy nhớ nắm chặt và cố định 2 đầu để bánh chắc, ngon.
Ngâm bánh với nước lạnh 15 phút rồi cho vào nồi, đổ ngập nước và luộc trong 4-5 tiếng đồng hồ.
>>> Xem thêm: Gợi ý 6+ cách làm bánh dày trọn vẹn hương vị Tết cổ truyền
4. Cách làm bánh chưng chay
Nguyên liệu: 450g gạo nếp, 200g đậu xanh không vỏ, 1 muỗng hạt nêm chay, 3 cây hành boa rô, 5 muỗng canh dầu ăn và gia vị muối, đường, tiêu.
Cách làm:
Đậu xanh sơ chế như các bước trên. Hành boa rô bỏ rễ, rửa sạch thái nhỏ. Phi thơm hành với 5 muỗng canh dầu ăn.
Lá chuối rửa sạch rồi chần trong nước sôi khoảng 4-5 phút để ráo, cắt lá theo chiều rộng khuôn bánh.
Đỗ xanh đã nghiền nhuyễn trộn với 1 thìa cà phê đường, nửa thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê tiêu, hành phi và 4 muỗng canh dầu hành. Trộn đều nhân và chia thành 3 phần bằng nhau, nắn vuông.
Gạo nếp sau khi ngâm nở, bạn trộn với 1/2 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu phi hành.
Để gói bánh, bạn luồn 4 lá vào cạnh khuôn rồi gập lại, đặt giữa khuôn 1 lá dọc, 1 lá ngang. sau đó lần lượt cho gạo nếp, đậu xanh, gạo và nén chặt và gói lại.
Cuối cùng buộc lại bằng lạt và luộc trong 3-4 tiếng, bánh chín thì xả hết nhớt với nước lạnh là xong.
Tìm hiểu thông tin: Bật mí 10+ cách làm lạp xưởng siêu đơn giản và ngon đón TẾT
5. Cách làm bánh chưng gạo lứt
Cách gói bánh chưng gạo lứt cho người ăn healthy rất đơn giản. Bạn chỉ cần thay gạo nếp bằng gạo nứt, thay thịt ba chỉ thành thịt ức gà. Gạo lứt ngâm khoảng 10-12 tiểng rồi để ráo, trộn với muối. Ức gà thái miếng dài khoảng 1 gang tay và ướp cùng gia vị. Đậu xanh thì bạn ngâm 8 tiếng, đồ chín và giã nhuyễn cùng 1 chút muối.
Để gói bánh, bạn trải 2 lớp lá dong, đổ lên lần lượt là 1 lớp gạo lứt, 1 lớp đậu xanh, 1 lớp ức gà, 1 lớp đậu, 1 lớp gạo và gói lại. Bánh chưng gạo lứt cần luộc trong 10-12 tiếng thì bánh mới chín mềm, thơm ngon.
6. Cách làm bánh chưng nếp cẩm
Bánh chưng nếp cẩm là một cách biến tấu khác từ bánh chưng truyền thống. Để làm bánh chưng nếp cẩm, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Nguyên liệu: 640g nếp cẩm, 500g nếp thường, 500g thịt ba chỉ heo, 540g đậu xanh cà vỏ, 50g hành tím, lá dong, dây lạt, gia vị thông dụng (muối, nước mắm, tiêu xay, đường, bột ngọt).
Cách làm:
Trộn lẫn gạo nếp cẩm với gạo nếp trắng, đổ nước ngập 1 lóng tay rồi ngâm trong 14 tiếng. Đủ thời gian thì vo gạo và để ráo nước.
Đậu xanh ngâm 4 tiếng rồi vớt ra để ráo. Trộn vào đậu xanh 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng cà phê bột ngọt.
Ngâm thịt heo với nước muối pha loãng để khử mùi hôi, sau đó cắt lát dày 1cm. Ướp thịt với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1/3 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm, ít tiêu xay và 50g hành tím thái lát mỏng.
Gạo và đậu xanh sẽ được chia thành 6 phần cho 3 cái bánh chưng, thịt chia thành 3 phần bằng nhau.
Xếp 2 cái lá dong thành hình chữ thập, cho 1 phần gạo vào chính giữa lá và dàn đều sao cho phần gạo chính giữa mỏng hơn xung quanh. Để lên trên gạo lần lượt 1 phần đậu dàn đều – 1 phần thịt – 1 phần đậu xanh. Phủ trên cùng là 1 phần gạo nếp.
Cuối cùng bạn cho bánh vào hấp. Lót ở đáy nồi áp suất 1 lớp lá và cọng dong còn thừa, đặt đứng bánh theo hình tròn thành nồi và đổ ngập trên ⅔ bánh. Bạn hấp trong khoảng 1 tiếng thì tắt bếp trở mặt bánh và hấp thêm 40 phút. Sau đó rút điện và ủ bánh trong 20 phút.
Hãy ngâm bánh chưng vào nước lạnh trong 5-10 phút và ép bánh bằng vật nặng để bánh chắc ngon hơn.
>>> Xem thêm:
7. Cách làm bánh chưng gấc đỏ
Thực tế, cách làm bánh chưng gấc đỏ rất đơn giản, các bước giống như làm bánh chưng truyền thống. Tuy nhiên sẽ có thêm bước tạo màu đỏ cho gạo. Gạo nếp sau khi ngâm qua đêm, bạn để ráo nước. Cho 1 muỗng canh rượu trắng vào ruột gấc rồi cạo để phần thịt tróc ra khỏi hạt. Sau đó cho thịt gấc vào máy xay nhuyễn và trộn với gạo là tạo thành màu đỏ.
Phần nhân đậu xanh, thịt ba chỉ làm như cách gói bánh chưng thông thường. Bạn có thể tham khảo công thức để tạo ra những chiếc bánh chưng hấp dẫn hơn cho dịp Tết sắp tới nhé!
8. Cách làm bánh chưng ngũ sắc
Nguyên liệu: 1kg nếp ngỗng, 800g thịt ba chỉ, 500g đậu xanh cà vỏ, ½ quả gấc, 1 bó lá dứa, 1 bó lá cẩm, 2 muỗng cà phê hạt dành dành, 10 củ hành tím, 150ml dầu ăn.
Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với nước rồi lọc lấy nước màu xanh. Lá cẩm nấu với 400ml nước trong 10-15 phút, khi nước đỏ tím trong nồi dần cạn thì đổ thêm 200ml nước đun tiếp trong 10 phút để lấy nước màu tím.
Gấc cho 1 muỗng cà phê rượu trắng và cạo cho thịt dính trên hạt gấc tróc ra. Hạt dành dành ngâm mềm và giã ra, cho vào 3 muỗng canh nước lọc chắt lấy phần nước màu vàng.
Gạo nếp vo sạch, chia thành 5 phần. Bốn phần còn lại cho ngâm với màu xanh, đỏ, tím, vàng, trong 6-8 tiếng. Phần còn lại là màu trắng, ngâm với nước thông thường.
Hành tím thái lát mỏng và phi thơm với 150ml dầu ăn.
Gạo nếp ngâm xong chắt bỏ nước và trộn vào mỗi phần gạo 1 ít muối.
Đậu xanh ngâm nở 4-6 tiếng rồi trộn với hành tím phi vàng, 4 muỗng canh dầu hành, 1 ít muối, tiêu.
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái thành 6 miếng bằng nhau cho 6 cái bánh. Ướp thịt với 1 chút bột ngọt, muối và tiêu.
Phần lá dong bạn cũng thực hiện gấp và cắt lá góc như gói bánh chưng thông thường. Chuẩn bị 24 lá góc cho 6 cái bánh.
Tìm hiểu thông tin: Cách nấu phở gà chuẩn vị Hà Nội đơn giản
9. Cách làm bánh chưng gù Hà Giang
Bánh chưng gù là món đặc sản không thể thiếu của người Hà Giang vào dịp Tết. Món bánh này chế biến đơn giản nhưng lại có mùi thơm đặc biệt tạo điểm nhấn so với những loại bánh chưng khác.
Nguyên liệu: 1kg gạo nếp, 800g thịt ba chỉ, 700g đậu xanh không vỏ, 2 lá riềng, 1 ít muối/tiêu, lá dong, lạt.
Cách làm:
Gạo nếp và đậu xanh vo sạch 3-4 lần rồi ngâm trong nước lã 4-6 tiếng.
Lá riềng rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay cùng chút nước và lọc qua rây lấy phần nước màu xanh.
Thịt ba rọi mua về chà với nước muối, rửa sạch. Thái thành 4 miếng bằng nhau, mỗi miếng dày 1 lóng tay. Sau đó ướp thịt với chút muối và tiêu xay.
Lá dong rửa sạch, lau khô rồi rọc bớt phần sống lá cứng và dày ở phía sau.
Gạo nếp đã ngâm xong bạn đổ hết nước lá riềng vào trộn đều, để khoảng 7-10 phút. Đậu xanh cho ra bát ướp với 1 muỗng canh muối trong 10 phút.
Lá dong bạn lật mặt sau, xếp chồng lên nhau, tráo đầu đuôi. Đổ 1 muỗng canh gạo nếp ở giữa lá, ở trên xếp nửa muỗng canh đậu xanh và 1 miếng thịt ba chỉ. Tiếp theo phủ lên 1 lớp đậu xanh, 1 lớp gạo nếp rồi gói lại.
Khi gói bạn hãy khéo tay tạo phần giữa bánh hơi nhô lên, nén chặt tay rồi dùng lạt bó chặt lại.
Cuối cùng, bạn đổ ngập nước và luộc khoảng 3,5 – 4 tiếng là bánh chín mềm.
Khi gói bánh, bạn cho màu đỏ ở giữa, bao quanh là màu trắng, xanh, vàng, tím. Phủ lên gạo các lớp đậu xanh – thịt – đậu xanh. Lớp trên cùng là gạo cũng sắp xếp màu tương tự.
Phủ lên trên gạo nếp 1 chiếc lá dong và lót ở cạnh 1 ít lá rồi gói chặt tay.
Khi luộc, bạn đổ ngập nước và đun trong khoảng 3-4 tiếng tính từ lúc nước sôi. Nếu nước trong nồi bị cạn thì nhớ thêm nước để tiếp tục luộc nhé!
Xem thêm: Tổng hợp 6+ cách giữ nóng đồ ăn thơm ngon như vừa nấu
10. Cách làm bánh chưng hải sản
Bánh chưng nhân hải sản cũng là món ăn khá lạ chưa được nhiều người biết đến. Nguyên liệu làm món bánh này tương đối nhiều nhưng rất dễ mua và dễ chế biến. Thành phẩm thơm ngon, hương vị khác lạ vô cùng cuốn hút.
Nguyên liệu: 1kg gạo nếp, 200g tôm. 150g thanh cua, 200g cá hồi, 200g đậu xanh, nước cốt lá dứa, hạt nêm, tiêu xay.
Cách làm:
Ngâm gạo nếp và đậu xanh qua đêm. Hôm sau vớt ra, đậu để ráo nước, gạo thì đem trộn đều với 1/3 muỗng canh hạt nêm.
Đậu xanh trộn với 1/3 muỗng canh hạt nêm rồi hấp chín trong khoảng 15 phút, nghiền nhuyễn.
Tôm lột vỏ cắt hạt lựu, thanh cua cắt hạt lựu. Ướp hỗn hợp này với 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1 chút tiêu xay.
200g cá hồi cắ thành 3 miếng với cùng gia vị như trên.
Gấp nếp lá dong như cách làm bánh chưng truyền thống, đo chiều dài lá vừa bằng khuôn và cắt bỏ phần thừa.
Xếp 4 lá vào 4 góc, lót xuống 1-2 chiếc lá dong nhỏ rồi đổ lần lượt gạo nếp, đậu xanh, cá hồi đặt ở giữ, tôm và thanh cua trải xung quanh. Sau đó phủ lên trên 1 lớp đậu xanh, 1 lớp gạo. Đặt trên gạo 1 miếng lá dong to bằng khuôn rồi gói lại.
Bạn luộc bánh với nước trong khoảng 6-8 tiếng, vớt ra để ráo là có thể thưởng thức.
11. Cách làm bánh chưng cá hồi
Bánh chưng nhân cá hồi là sản phẩm được làm dầu tien tại Việt Nam bởi anh Trịnh Xuân Giáp. Nguyên liệu làm bánh vẫn có các loại cơ bản như gạo nếp, đậu xanh, hạt tiêu, gói bằng lá dong. Tuy nhiên phần thịt ba chỉ lại được thay thế bằng cá hồi thơm ngon
Gạo nếp sau khi ngâm xong sẽ được trộn với bột gạo xanh để khử đi mùi tanh của cá. Đậu xanh ngâm 4-8 tiếng rồi nấu chín, giã nhuyễn trộn với gia vị. Cá hồi cắt miếng to, ướp với gia vị và gói sống.
Bánh chưng cá hồi sẽ được luộc khoảng 10-12 tiếng theo cách truyền thống. Nếu bạn muốn đổi vị cho mâm cơm Tết năm nay thì đừng ngại thử ngay món bánh chưng độc lạ này nhé!
Tìm hiểu thông tin: 8 công thức cách làm giò chả ngon cho mâm cơm Tết
12. Cách làm bánh chưng chiên nước lọc
Nguyên liệu: ⅓ cái bánh chưng, 300ml nước lọc, dưa hành và tương ớt ăn kèm.
Cách làm: Bánh chưng bạn làm nóng trong lò vi sóng khoảng 2 phút rồi lấy ra nghiễn nhuyễn bằng thìa.
Cho bánh chưng lên chảo chống dính, thêm vào 300ml nước lọc đều khắp mặt.
Tiếp theo, hãy bật bếp từ ở mức nhiệt 150 độ và đặt chảo bánh lên chiên trong 5-7 phút. Sau đó lại giảm nhiệt xuống còn 120 độ C, lật bánh lại và tiếp tục chiên 3 phút cho bánh vàng đều.
Cách làm bánh chưng chiên nước lọc này có phần vỏ vàng giòn, không bị ngấy mỡ như rán bánh thông thường. Đặc biệt, nếu ăn kèm với dưa hành và tương ớt hoặc thêm lạp xưởng hun khói thì sẽ càng làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
13. Cách bảo quản bánh chưng
Thông thường các gia đình sẽ gói rất nhiều bánh chưng để ăn từ hôm tất niên cho tới hết mấy ngày Tết. Do đó, cách bảo quản bánh chưng như thế nào để không bị mốc là điều ai cũng quan tâm. Dưới đây sẽ là tổng hợp một số cách bảo quản mà bạn có thể tham khảo.
Thứ nhất: Khi gói bánh cần làm chặt tay (vừa phải). Bánh khi vừa luộc xong cần ngâm luôn với nước lạnh sau đó vớt ra và ép bằng vật nặng để bánh chắc và không còn nước bên trong. Sau đó, để bánh ở nơi thoáng mát thì sẽ bảo quản được trong thời gian dài hơn.
Thứ hai: Nếu muốn tăng thời gian bảo quản bánh thì bạn có thể cho ngăn mát tủ lạnh. Trong suốt thời gian bảo quản cần phải kiểm tra thường xuyên xem bánh có bị mốc hay không.
Để bảo quản bánh chưng trong thời gian dài 15-20 ngày, bạn có thể cho bánh vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên để những chiếc bánh còn nguyên vẹn lá, ăn đến đâu thì cắt đến đó. Phần không ăn thì bọc kín bằng màng bọc thực phẩm rồi cất vào tủ lạnh.
Trên đây là tổng hợp 15+ cách gói bánh chưng cho mâm cơm Tết trọn vẹn. Hãy tham khảo và làm thử vài kiểu bánh mới cho gia đình thưởng thức nhé. Ngoài ra, nếu bạn có ý định kinh doanh bánh chưng Tết thì có thể tham khảo một số thiết bị giúp luộc bánh số lượng lớn như nồi luộc bánh chưng, nồi nấu phở,… Luộc bánh bằng những loại nồi này sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và ít phải canh coi hơn phương pháp luộc bánh truyền thống. Liên hệ tới hotline NEWSUN để biết thêm chi tiết nhé!
Bình luận
Xem tất cả