Chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh cho cửa hàng vừa và nhỏ

Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp với một cửa hàng đồ ăn nhanh mà vẫn còn đang mông lung, chưa xác định được hướng đi thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để lên ý tưởng chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh cho riêng mình nhé!

Chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh cho cửa hàng nhỏ

Tìm hiểu thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam

Trong ngành F&B thì công nghiệp chế biến thức ăn nhanh là mảng cạnh tranh rất khốc liệt. Bên cạnh sự bành trướng của các chuỗi nhượng quyền tỷ đô thì miếng bánh vẫn còn khá hấp dẫn bởi còn nhiều phần chưa được chia.

Thực tế rằng, các thương hiệu lớn như McDonald’s, KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Domino’s Pizza, Texas Chicken,… rất được thế hệ trẻ ưa thích, đặc biệt là các chuỗi nhà hàng chuyên các món gà là một trong những mảng chiếm lớn nhất về mặt doanh thu.

Tuy nhiên, những gương mặt kể trên mới chỉ tập trung nhiều ở các tỉnh thành lớn, nhiều nơi vẫn chưa đặt chân đến hoặc có rất ít cơ sở. Đó chính là cơ hội cho các cửa hàng vừa và nhỏ kinh doanh đồ ăn nhanh xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh nhượng quyền

>>> Xem thêm: Mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn? Đầu tư những loại máy móc gì?

Hướng đi nào cho các cửa hàng “tự thân” kinh doanh đồ ăn nhanh?

Mặc dù sở hữu nguồn vốn hạn chế và bắt đầu từ con số 0 nhưng các cửa hàng “tự thân” kinh doanh đồ ăn nhanh có thể toàn quyền thiên biến vạn hóa từ các món ăn đến cung cách phục vụ, trang trí thiết kế quán,… vừa đủ “Tây” nhưng cũng chuẩn “Việt”.

Xây dựng ý tưởng menu món ăn

Hình ảnh những miếng gà rán vàng ruộm, những ổ bánh mì kẹp thịt, hamburger nhiều tầng hay những chiếc pizza tròn nướng cháy cạnh,… đã trở thành biểu tượng cho ngành hàng đồ ăn nhanh trên toàn thế giới, một thuật ngữ được du nhập vào nước ta từ khoảng 10 đến 15 năm trước. Đa số các chuỗi nhượng quyền đa quốc gia họ chỉ tập trung vào các món chính kể trên và biến đổi một chút cho hợp khẩu vị của người Việt.

Trong khi đó, có rất nhiều những loại đồ ăn nhanh mang hương vị Việt đang được kinh doanh riêng lẻ dưới các hình thức quán ăn vặt, ăn sáng như xúc xích, nem chua rán, khoai môn lệ phố, bánh tráng, bánh mì,… Bạn có thể nghiên cứu chọn ra một vài món chính và kết hợp thêm các món phụ để đa dạng hóa menu và gần gũi hơn đối tượng khách hàng mình đang hướng đến.

Đa dạng hóa menu quán - Kinh doanh đồ ăn nhanh

Bên cạnh đồ ăn nhanh, không thể thiếu các món nước uống đi kèm như Coca-Cola, Pepsi, 7UP,… hoặc các loại nước uống trái cây. Bạn nên tạo thành các combo để người mua dễ dàng lựa chọn.

Ngoài ra, bạn có thể học tập Lotteria khi cho thêm món kem tươi vào menu, giá bán chỉ 3.000 đồng/chiếc, chắc chắn đó không phải là sản phẩm đem về lợi nhuận cho cửa hàng nhưng lại góp phần tạo nên sự khác biệt và thu hút khách hàng đến quán nhiều hơn. Đôi khi những lứa học sinh, sinh viên sau giờ tan học chỉ đơn giản là “Ghé Lotteria ăn kem đi!” nhưng có một điều chắc chắn rằng, họ sẽ quay lại quán khi có nhu cầu thưởng thức các món cơm hay gà rán.

>>> Xem thêm: 14+ mô hình kinh doanh quán ăn thu lãi cao nhất 2022

Tạo sự khác biệt trong menu để lôi kéo khách hàng - Kem tươi Lotteria

Xác định khách hàng mục tiêu

Từ khách hàng mục tiêu, bạn có thể đưa ra menu, tạo các combo, định giá đồ ăn cũng như trang trí quán theo phong cách phù hợp.

Đối với các quán bán đồ ăn nhanh, phục vụ chính 3 nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu:

  • Học sinh, sinh viên: Nhóm này chiếm tới 60% số lượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt là ở các thành phố. Họ thường đi theo nhóm, đi ăn sau giờ học hoặc đi chơi. Đối tượng này còn đang đi học, chưa độc lập về tài chính và kinh tế, mức giá nên nằm trong khoảng dễ chịu từ 20.000 – 40.000 đồng/phần.
  • Nhân viên văn phòng: Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng mục tiêu. Họ thường đi một mình hoặc theo nhóm, vào quán khi được nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Những người này đã đi làm nên có thể chi trả mức giá cao hơn từ 40.000 – 60.000 đồng/phần.
  • Các cặp đôi hoặc gia đình: Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng mục tiêu. Số khách này thường đi theo đôi hoặc có cả trẻ nhỏ và đến vào buổi tối, cuối tuần. Nhóm đối tượng này hoàn toàn độc lập về kinh tế và có những yêu cầu cao hơn trong ăn uống nên mức giá chi trả linh động, ở khoảng 40.000 đồng trở lên.

Lựa chọn hình thức kinh doanh

Có 4 hình thức kinh doanh đồ ăn nhanh phổ biến hiện nay, đó là: cửa hàng nhượng quyền; kinh doanh đồ ăn nhanh, ăn vặt vỉa hè; bán online và mở cửa hàng đồ ăn nhanh theo kiểu quán ăn truyền thống. Trong đó, để có thể kinh doanh đồ ăn nhanh dưới hình thức cửa hàng nhượng quyền đòi hỏi bạn phải có một số vốn rất lớn, vài trăm triệu đến vài tỉ đồng.

Với số vốn nhỏ hơn, một cửa hàng bán đồ ăn nhanh có thể mở dưới dạng một quán ăn trong nhà, hoặc bán xe đẩy ngoài vỉa hè và có thể kết hợp thêm cả bán online trên mạng xã hội, liên kết với các app ship hàng, giao đồ ăn…

>>> Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh đồ ăn nhanh “hái ra tiền”

Các chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh hiệu quả cho cửa hàng vừa và nhỏ

Nếu bạn muốn kinh doanh đồ ăn nhanh lâu dài thì nên xác định mục tiêu thật rõ ràng để có chiến lược, kế hoạch phù hợp cho từng giai đoạn, ví dụ như:

  • Giai đoạn 1: Giới thiệu được thương hiệu quán đến người tiêu dùng
  • Giai đoạn 2: Có được X% khách hàng mục tiêu
  • Giai đoạn 3: Thu hồi được Y% vốn? Lãi được khoảng Z%…

Chiến lược thu hút khách hàng mục tiêu

Như đã phân tích ở trên, nhóm đối tượng chính của cửa hàng đồ ăn nhanh là giới trẻ và các khách hàng gia đình có trẻ nhỏ. Bạn có thể điều hướng khách hàng thông qua những bộ sưu tập đồ chơi hay những bộ phim hay, bộ phim hoạt hình nổi tiếng để thu hút trẻ con.

Một trò chơi đang khá được ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo đó chính là “gắp gấu”, khách hàng bỏ tiền ra mua lượt chơi hoặc mua đồ ăn nhận thẻ để đổi lượt chơi,… Những chương trình đó sẽ lôi kéo khách quay lại cửa hàng đến khi họ có đủ bộ sưu tập. Bạn có thể tặng voucher giảm giá tương ứng với các giá trị hóa đơn để khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng.

Một số quán ăn, quán cafe trang bị máy gắp gấu gây thích thú cho khách hàng

Ngoài ra, hãy chọn cho cửa hàng của mình một chủ đề đặc trưng có màu sắc riêng, không bị trùng lặp với những cửa hàng khác. Chủ đề đó nên mang màu sắc bắt mắt, vui tươi để thu hút khách hàng thuộc nhóm gia đình này.

>>> Xem thêm: Bí quyết bán đồ ăn nhanh online kiếm doanh thu cực khủng 

Chiến lược trưng bày sản phẩm

Tại các điểm bán đồ ăn nhanh, ngay từ khâu gọi đồ thì sản phẩm đã cần thu hút sự chú ý của khách hàng bằng menu đầy ấn tượng và những bảng biển quảng cáo gợi hình, nhiều màu sắc. Với những cửa hàng quy mô vừa và lớn, bạn có thể sử dụng tivi để hiển thị menu, làm nổi bật hình ảnh các món ăn và giảm thiểu sự chú ý về giá tiền. Hơn nữa, những hình ảnh đẹp, sống động sẽ thu hút khách hàng trong thời gian chờ gọi đồ, khuyến kích họ lựa món nhanh hơn và mua nhiều hơn.

Không chỉ vậy, các cửa hàng cũng nên tận dụng cách trưng bày từ ngoài tới bên trong cửa hàng. Từ các poster, ô dù, standee,… hay việc trưng bày nguyên liệu gọn gàng, đẹp mắt trong tủ kính cũng thu hút những vị khách mới ghé quán.

chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh là trưng bày, làm đẹp cửa hàng

Các chương trình khuyến mãi, mua combo

Đặc thù của ngành đồ ăn nhanh là khách hàng sẽ không chỉ mua duy nhất một loại sản phẩm như gà rán, pizza hay hamburger mà thường sẽ gọi kèm các sản phẩm khác như khoai lắc, salad, nước,… Bởi vậy, các cửa hàng Fast Food thường tạo các combo khuyến mãi cho tất cả các sản phẩm với mức giá có vẻ “hời” hơn mua lẻ rất nhiều.

Chẳng hạn như, combo 01 suất cơm gà sốt đậu và 01 Pepsi có giá là 37.000 đồng. Nhưng nếu như bạn mua tách rời tất cả thì giá thực tế chỉ chênh nhau 2.000 đồng. Khách hàng họ không quá để tâm sự chênh lệch quá ít hoặc với họ như thế là đủ nếu như các combo quán đưa ra là hợp lý. Với cách làm này, quán không hề lỗ, thay vào đó lượng bán ra nhiều hơn, thu được mức lời khá lớn từ việc sử dụng chiến lược khuyến mãi đánh trúng tâm lý muốn mua rẻ của khách hàng.

chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh tạo combo khuyến mại

Có thể bạn không biết! Đôi khi lợi nhuận thu được từ sản phẩm đồ uống còn nhiều hơn đồ ăn tại cửa hàng. Chủ quán có thể tận dụng tất cả các điểm chạm từ poster tới standee, combo,… đều có sự xuất hiện kèm theo của đồ uống. Lâu dần, việc sử dụng gà rán kèm Coca-Cola hay hamburger kèm Pepsi,… sẽ trở thành thói quen ăn uống được khách hàng ưa thích và lựa chọn tức thì, không cần đợi người bán giới thiệu nhiều.

Việc sử dụng các chương trình khuyến mại cũng như một cách tinh tế tạo nên nét riêng để khách nhớ đến quán. Ví dụ như quán này chuyên có khuyến mại giảm giá vào thứ Năm, thức ăn ngon, món mới,… còn quán kia được nhắc tới vì có quà tặng kèm đồ ăn hoặc mở cửa muộn…

>>> Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh đồ ăn nhanh “hái ra tiền”

Chương trình cho khách hàng trung thành

Đôi khi các chương trình khuyến mại được sinh ra chỉ cần có lý do. Sau một thời gian quán đi vào hoạt động, việc triển khai các chương trình khuyến mại tri ân khách hàng là điều không thể thiếu.

Bạn có thể tạo các chương trình tặng quà dựa vào tần suất họ ghé quán, ví dụ như cung cấp cho khách hàng một số đồ uống miễn phí sau 4 lần họ ghé quán trong cùng một tháng, hoặc 5 lần sẽ được miễn phí khoai chiên,… sẽ khiến khách hàng cảm thấy thích thú hơn. Bạn hãy lặp lại chu kỳ này cho 6 đến 8, 10 tuần hoặc bất cứ khung thời gian nào bạn muốn.

chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh

Đối với những quán kinh doanh lớn hơn, bạn có thể kiểm soát thông tin khách hàng bằng các phần mềm thanh toán, tích hợp theo dõi số lượt mua, giá trị hóa đơn,… tạo ra các hạng thẻ thành viên với ưu đãi giảm giá tương ứng, hoặc tích điểm theo hóa đơn và giảm trừ trực tiếp khi thanh toán.

>>> Xem thêm: Kinh doanh bánh mì que Hải Phòng cần chuẩn bị những gì?

Trên đây là những thông tin và một vài gợi ý chiến lược kinh doanh đồ ăn nhanh cho các quán ăn vừa và nhỏ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm định hướng và ý tưởng cho kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!