Cách nấu rượu ngô Tây Bắc ngon đúng vị
Rượu ngô, một loại đồ uống truyền thống có nguồn gốc sâu xa từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong đó rượu ngô Tây Bắc vẫn được ưa chuộng hơn cả bởi hương vị rượu cực kỳ đậm và thơm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách nấu rượu nâu Tây Bắc ngon đúng vị. Cùng bắt tay vào làm nhé!
Các loại rượu ngô đặc sản nhất định phải thử
Nội Dung
Trước khi đi vào phần cách nấu rượu ngô Tây Bắc ngon đúng vị, đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại rượu ngô đặc sản vùng cao.
Ở vùng núi cao Tây Bắc, mỗi tỉnh lại có một loại rượu ngô riêng làm nên đặc sản của từng vùng. Sau đây là các loại rượu ngô đặc sản vùng cao nhất định bạn nên thử một lần trong đời:
- Rượu ngô Bắc Hà hay rượu ngô Bản Phố (Lào Cai): Rượu được nấu bằng men hồng mi, thường có nồng độ khá cao, trung bình từ 45 độ, phù hợp để uống vào mùa lạnh.
- Rượu ngô Sùng Phài (Lai Châu): Rượu này còn có tên gọi khác là rượu Mông Kê. Đặc trưng của nó là được nấu bằng nguồn nước tinh khiết tại bản.
- Rượu ngô Hà Giang: Loại rượu này có cách nấu khá kỳ công, nhưng cũng vì thế mà hương vị của rượu cũng thơm ngon đậm đà hơn các loại rượu khác.
- Rượu ngô Na Hang ( Tuyên Quang): Na Hang là nơi có người Dao và người Tày sinh sống, đây cũng là nơi có truyền thống nấu rượu lâu đời nhất. Rượu ngô Na Hang khá dễ uống và êm hơn so với rượu ngô Hà Giang.
Nguyên liệu nấu rượu ngô Tây Bắc
- Ngô phơi khô
- Nước nguồn
- Men lá
- Nước vôi tôi
Lưu ý: Cách nấu rượu ngô truyền thống ngon rất quan trọng việc chuẩn bị nguyên liệu. Rượu ngô muốn ngon phải được làm từ nguyên liệu chất lượng. Đặc biệt là ngô.
Với ngô, bạn phải sử dụng loại ngô tẻ hạt vàng, chắc mẩy.
Với men nấu rượu, tùy vào loại rượu cũng như tùy khu vực mà sẽ sử dụng loại men khác nhau. Chẳng hạn rượu hồng mi, người Lào Cai sẽ sử dụng men từ hạt hồng mi nhưng người Hà Giang, Tuyên Quang lại dùng men lá.
Với nguồn nước, bạn nên sử dụng nước chưng cất bởi vị ngon và độ tinh khiết của rượu là do chất lượng nước. Nếu nhà bạn dùng nước máy thì sẽ không cho ra được hương vị rượu Tây Bắc bởi loại nước này đã qua xử lý công nghiệp, có nhiều chất tẩy làm ảnh hưởng đến hương vị của rượu. Do đó, bạn nên sử dụng nước từ giếng, hoặc tốt nhất là sử dụng nước từ chính địa phương đó để nấu.
Ngoài ra nếu nhà bạn có nồi nấu rượu, máy lọc rượu, thùng ủ men… thì sẽ thuận tiện cho việc nấu rượu và đảm bảo cho ra loại rượu ngô ngon, đúng chuẩn vị Tây Bắc.
Cách nấu rượu ngô truyền thống đặc sản vùng Tây Bắc
Bạn cần lưu ý các bước thực hiện bởi chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến thành phẩm.
Bước 1: Ngô đem tách hạt rồi luộc
- Đem bắp ngô đã phơi khô đi tách hạt. Nhớ loại bỏ những hạt lép và hạt bị hỏng rồi rửa ngô cho sạch, hớt bỏ lớp vảy ngô và các hạt ngô nổi trên bề mặt nước.
- Sau khi xong công đoạn thứ nhất, bạn sẽ đem ngô đi luộc với lửa nhỏ trong khoảng từ 20-24 tiếng để ngô nở đều và dẻo. Nhớ để lửa nhỏ âm ỉ trong quá trình luộc.
- Trong quá trình luộc, bạn hãy cho vào nồi một ít nước vôi tôi vào để làm cho nước ngô trong, vảy ngô và các tạp chất nổi lên khi luộc.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm nồi nấu rượu chuyên dụng tại dienmaythucpham.com để nấu rượu dễ dàng hơn, cho ra được thành phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 2: Làm nguội ngô
Sau khi ngô đã luộc xong, bạn đem trải đều ra mâm hoặc mẹt hoặc nong nia, miễn sao đảm bảo sạch sẽ và giúp cho ngô mau nguội.
Cần phải đảm bảo ngô nguội hoàn toàn trước khi trộn men vì nhiệt độ quá cao có thể làm chết men, khiến cho vi sinh vật lên men bị tiêu diệt và quá trình nấu rượu ngô không thành.
Bước 3: Trộn men
- Đem men đi giã nhỏ. Lượng men theo tỉ lệ là 10:3 tức là 10kg ngô thì sẽ sử dụng 3g men khoảng 2 quả men.
- Chuẩn bị thùng ủ ngô có nắp đậy rồi cho lần lượt từng nguyên liệu vào. Cứ một lớp ngô lại đến một lớp men.
Lưu ý: Lượng men là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu. Nên bạn hãy đong đếm thật cẩn thận, không nên quá nhiều mà cũng không nên quá ít.
Bước 3: Đem đi ủ
Trộn ngô và men cho thật đều rồi đậy nắp đem đi ủ. Có thể dùng rơm rạ và bọc ni lông để ủ. Cần đảm bảo độ kín, đặt tại nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Thời gian ủ rượu ngô thường khoảng từ 5-6 ngày. Để biết rượu đã đạt chưa, người ta thường nếm thử một ít nguyên liệu và dựa vào kinh nghiệm để đánh giá. Đến khi đã được, công đoạn tiếp theo là chưng cất rượu.
Bước 4: Chưng cất rượu ngô
Cách nấu rượu ngô truyền thống là dùng củi để chưng cất rượu. Chọn loại củi khô, chắc, khi đun tạo ít khói để không làm ảnh hưởng đến hương vị của rượu.
Dùng chõ nấu rượu để chưng cất rượu. đầu tiên thì đun với lửa lớn. Đến khi sôi thì chỉ đun lửa liu riu để rượu từ từ chảy ra. Thời gian chưng cất khoảng 3 giờ đồng hồ cho ra khoảng 20 lít rượu.
Quá trình nấu rượu nên thật chậm rãi thì sẽ thu được rượu có nồng độ chuẩn nhất.
Cách bảo quản rượu ngô giữ được chất lượng tốt
Khi bảo quản rượu ngô, bạn nên chú ý đến các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, dụng cụ đựng rượu và nơi để rượu. Cụ thể:
- Rượu ngô nên để ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Nhiệt độ để bảo quản rượu ngô từ 15-25 độ là phù hợp.
- Nên sử dụng bình đựng có nắp kín để bảo quản rượu ngô. Trong đó chum sành là lựa chọn được nhiều người ưa chuộng.
LỜI KẾT
Trên đây là hướng dẫn cách nấu rượu ngô chuẩn vị Tây Bắc. Hy vọng rằng bạn có thể nấu được những mẻ rượu ngô thơm ngon, đậm đà. Chúc bạn thành công!
Ngoài ra, nếu đang có ý định kinh doanh về rượu, các bạn có thể tham khảo qua các sản phẩm nồi nấu rượu công nghiệp, và máy lọc rượu khử andehit của NEWSUN. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đặt mua sản phẩm phù hợp nhất.