Mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Mở quán cơm bình dân là hình thức kinh doanh chưa bao giờ hết hot, vốn ít mà lợi nhuận thu về cao. Do vậy, ngày càng có nhiều quán cơm ra đời. Nếu bạn cũng đang có ý tưởng kinh doanh mô hình này mà chưa biết cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ gì thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. NEWSUN sẽ cung cấp cho bạn những điều cần phải biết!
Tại sao nên kinh doanh quán cơm bình dân?
Nội Dung
Kinh doanh quán cơm bình dân không đòi hỏi bạn phải có mặt bằng rộng rãi, vị trí mặt tiền đắt đỏ hay có nhiều vốn mà chỉ cần một thực đơn đa dạng các món ăn dân dã được chế biến thơm ngon, giá mềm là cũng đủ để đông khách. Cho dù quán của bạn có ở trong ngõ hẻm thì cũng sẽ có nhiều khách hàng kéo đến để thưởng thức.
Nếu bạn đang cảm thấy lăn tăn về ý định mở quán cơm bình dân thì những lý do dưới đây sẽ giúp bạn muốn nghiêm túc hơn với hình thức kinh doanh này:
Kinh doanh quán cơm bình dân thu lời nhanh chóng
Khác với những hình thức kinh doanh khác với số vốn xoay vòng thì bán cơm bình dân có thể thu lời về ngay. Hiện nay, giá mỗi suất cơm bình dân từ 25.000 đến 35.000 đồng, sau khi kết thúc một ngày bán thì bạn có thể tổng kết được xem ngày hôm đó lợi nhuận là bao nhiêu, lãi hay lỗ.
Xem thêm: Cách kinh doanh quán ăn đông khách cho người mới hốt bạc triệu
Cơm bình dân bán được cả ngày
Nếu như mô hình quán cơm văn phòng chỉ bán được mỗi buổi trưa, hay như xôi cháo chỉ bán ăn sáng hoặc tốt thì cơm bình dân có thể bán được cả ngày sáng, trưa, chiều tối.
Với những quán cơm bình dân giá rẻ nên lấy số lượng khách hàng đông để kiếm lợi nhuận. Nếu như bạn mở bán quán cả ngày sẽ thu về mức lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, giải quyết được vấn đề thức ăn thừa buổi trưa, không để sang ngày hôm sau.
Nguyên liệu dễ mua, chế biến đơn giản
Không cần đòi hỏi món ăn quá cầu kỳ, khách hàng khi đến quán cơm bình dân họ chỉ yêu cầu những món ăn đơn giản, được chế biến ngon, hợp khẩu vị như cơm nhà nấu. Do vậy, nguyên liệu cũng dễ mua, công thức nấu đơn giản, không mất nhiều thời gian, công sức.
Những mô hình mở quán cơm bình dân phổ biến hiện nay
Bạn có thể mở quán cơm bình dân nhắm đến đối tượng là người lao động thu nhập thấp, học sinh, sinh viên. Thực đơn gồm những món ăn đơn giản, thông dụng và địa điểm thuận tiện cho khách hàng là điều cần ưu tiên hàng đầu.
Nếu khách hàng bạn hướng tới là nhân viên văn phòng thì có thể xem xét việc mở quán cơm kết hợp với quán cafe. Chúng sẽ giúp quán của bạn lúc nào cũng đông khách. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ cho mô hình này đòi hỏi cao hơn và số vốn lớn hơn. Thêm nữa, địa điểm mở quán nên đặt tại khu vực gần các tòa văn phòng, khu tập trung nhiều công ty lớn nhỏ.
Hay như một mô hình quán cơm đang khá “hot” đó là quán cơm tự chọn. Ở đó, khách hàng sẽ được tùy chọn món ăn theo sở thích của mình của thanh toán tại quầy theo giá của từng suất ăn. Với mô hình này, quán cũng sẽ tiết kiệm được khá khá chi phí thuê nhân viên phục vụ. Thêm nữa, bạn sẽ cần phải thường xuyên thay đổi món ăn sao cho lạ miệng nhưng cũng cần ưu tiên sự đơn giản và nhanh gọn.
Xem thêm: 9 kinh nghiệm kinh doanh quán ăn bất bại dành cho người mới bắt đầu
Dù là lựa chọn mô hình nào đi chăng nữa thì bạn cũng phải tham khảo thị trường, đối thủ và tìm hiểu kỹ tâm lý khách hàng. Như vậy mới có thể xác định hướng kinh doanh đúng đắn.
Những loại giấy tờ cần chuẩn bị khi mở quán cơm bình dân
Pháp luật Việt Nam quy định, mọi hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Vì thế, khi mở quán cơm bình dân, chủ cửa hàng cần đăng ký đầy đủ những loại giấy tờ sau.
Hợp đồng ký thuê nhà
Đối với những quán ăn phải đi thuê mặt bằng để mở quán thì việc ký hợp đồng thuê nhà là vô cùng cần thiết. Bởi chính những giấy tờ này sẽ cần có để đăng ký giấy phép kinh doanh, đăng kí thuế và các thủ tục liên quan khác.
Bạn nên photo thêm 1-2 bản sao để bảo quản lý lưỡng, ép plastic để tránh bị hư hỏng, mục rách.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Dù kinh doanh bất cứ loại hình gì thì đây cũng là một loại giấy tờ bắt buộc và không thể thiếu. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, chứng nhận về sự ra đời của một chủ thể kinh doanh và chỉ những đơn vị nào có đủ điều kiện mới được xét duyệt hồ sơ.
Trước khi làm thủ tục xin giấy chứng đăng ký kinh doanh quán cơm bình dân, bạn cần xác định xem mình muốn kinh doanh hộ cá thể hay doanh nghiệp, bởi bản chất của 2 loại hình này khác nhau và hồ sơ đăng ký cũng khác nhau hoàn toàn. Đa số các quán cơm bình dân sẽ đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình, Bảo sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh,…
Xem thêm: Mở quán đồ ăn nhanh cần những gì? Set up A-Z
Nếu bạn làm giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế thì nên thực hiện chung một lần tại UBND huyện/quận/thành phố ngay địa điểm mở quán. Khi đi cần mang đầy đủ giấy tờ tùy thân (sổ hộ khẩu bản gốc, CMND/CCCD bản gốc) và hợp đồng thuê nhà rồi làm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Một số loại thuế mà bạn cần phải đóng khi kinh doanh quán ăn bình dân là:
- Thuế môn bài
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Nếu như giấy phép đăng ký kinh doanh là điều kiện cần của mọi loại hình kinh doanh nói chung thì riêng trong ngành dịch vụ ăn uống bắt buộc phải có thêm Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để nhà hàng, quán ăn hoạt động chính thống.
Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm (VSATTP) cho quán ăn được cấp sau giấy đăng ký kinh doanh. Việc được ghi nhận là cơ sở kinh doanh an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ là thủ tục hành chính để quán ăn không gặp rắc rối khi thanh tra sau này mà còn là một minh chứng để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của họ.
Không hề đơn giản để xin được Giấy VSATTP. Để được cấp loại giấy này, chủ quán ăn cần đáp ứng được hết các điều kiện khắt khe như:
+ Chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu rõ ràng, minh bạch hạn sử dụng,…;
+ Chứng minh được độ an toàn của các loại chất phụ gia theo quy chuẩn của Bộ Y tế;
+ Đảm bảo điều kiện vệ sinh thiết bị, cơ sở vật chất trong quán ăn;
+ Đảm bảo kiểm tra sức khỏe nhân viên định kỳ (GKSK ở đây khác với GKSK xin việc làm);
+ Chứng nhận tập huấn về an toàn thực phẩm;
+ Chứng minh nhà hàng không thuộc khu vực cống rãnh bị ứ đọng, không thoát nước,…
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như CMND/CCCD của chủ cửa hàng (bản sao có công chứng) và CMND/CCCD photo của nhân sự tại quán.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”
Một số loại giấy phép kinh doanh quán ăn khác
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ (nếu có kinh doanh thêm rượu);
- Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá trong nhà hàng (nếu có kinh doanh thêm thuốc lá);
- Giấy phép xả thải (với những nhà hàng, quán ăn có lưu lượng xả thải 5m3/ngày đêm mới thuộc diện xin giấy phép xả thải);…
Tùy vào từng loại giấy tờ sẽ có thủ tục, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh quán ăn khác nhau. Bạn hãy tham khảo các đơn vị uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý để hoàn thành nhanh trọn bộ các giấy tờ pháp lý cho nhà hàng, quán ăn của mình. Quán ăn đi vào hoạt động một cách hợp pháp theo đúng quy định.
Bài viết trên đây, Điện máy thực phẩm NEWSUN đã đưa ra cho bạn thông tin về những loại giấy tờ cần thiết khi mở quán cơm bình dân để bạn có được sự chuẩn bị kỹ càng hơn trong việc đăng ký kinh doanh hợp pháp. Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần giúp bạn có được bước đi vững chắc để kinh doanh quán ăn thành công!