Lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp: nguyên nhân và cách khắc phục
Trong quá trình sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp sẽ không tránh khỏi những lúc tủ gặp trục trặc hay phát sinh lỗi liên quan đến linh phụ kiện. Những lỗi này thường làm cho tủ không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, không phải lỗi nào cũng cần gọi thợ đến sửa rất mất thời gian và tiền bạc.
Để các bạn có thể chủ động hơn khi sử dụng, bài viết sau đây sẽ chỉ ra những lỗi thường gặp ở tủ cơm công nghiệp, nguyên nhân và cách khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ nấu cơm công nghiệp
Nội Dung
Tủ nấu cơm công nghiệp thực chất là một chiếc tủ nấu hấp đa năng có khả năng nấu cơm và hấp chín thực phẩm số lượng lớn một cách nhanh chóng, chất lượng thơm ngon đồng đều, giúp người dùng tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí so với cách làm thủ công trước kia.
Cấu tạo của tủ nấu cơm công nghiệp
Thị trường hiện nay có rất nhiều loại tủ nấu cơm khác nhau cả về năng suất, kích thước như tủ 4 khay, 6 khay, 8 khay, 10 khay, 12 khay, 24 khay,… và nhiên liệu sử dụng là điện, gas hoặc kết hợp cả điện và gas.
Nhìn chung, các sản phẩm tủ nấu cơm vẫn có một số đặc điểm cấu tạo chung như sau:
- Thiết kế hình hộp đứng, thiên về chiều cao nên không tốn nhiều diện tích.
- Chân tủ được lắp bánh xe linh động di chuyển bất cứ đâu.
- Chất liệu sử dụng: inox 201 và inox 304 cao cấp, đây là chất liệu có độ bền cao, chắc chắn, không han gỉ oxy hóa, đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và dễ dàng vệ sinh lau chùi sau khi dùng xong.
- Thành tủ có lớp cách nhiệt giúp tủ giữ nhiệt tốt, đồng thời cũng chống bỏng cho người dùng, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Gia nhiệt bằng thanh nhiệt (tủ điện) và buồng đốt (tủ gas) hoặc cả 2 loại (tủ điện gas).
- Sử dụng khay phẳng để nấu cơm, đồ xôi và khay lỗ để hấp thực phẩm…
Nguyên lý hoạt động của tủ nấu hấp
Tủ nấu cơm hoạt động theo nguyên lý là sử dụng hệ thống thanh nhiệt hoặc buồng đốt (ống đốt) để đun sôi nước ở khoang chứa. Khi đó, hơi nóng bốc lên và phân bố đều khắp các khay chứa cơm/thực phẩm. Sức nóng của hơi nước kết hợp với áp suất cao trong tủ kín sẽ nấu chín cơm và hấp chín thực phẩm cực kì nhanh chóng. Đặc biệt, cơm nấu không bị khê cháy hay nhão mà chín đều, giữ được màu sắc và vị ngọt thơm của hạt gạo.
Tổng hợp những lỗi cơ bản thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp
Đối với tủ nấu cơm dùng gas
1. Tủ cơm cháy đáy nồi
– Nguyên nhân: nước không được cung cấp đầy đủ vào bên trong khoang chứa khi tủ hoạt động làm cho nước bị cạn khi đun lâu ở nhiệt độ cao.
– Hướng xử lý khắc phục: Trước khi vận hành tủ cần kiểm tra kỹ lượng nước trong tủ đã đủ tiêu chuẩn hay chưa trước khi sử dụng nồi
2. Tủ đang hoạt động bị tắt lửa đột ngột
– Nguyên nhân: Do hết gas.
– Hướng xử lý khắc phục: Cần có gas dự phòng để thay vào kịp thời khi bình gas bị hết để không làm cơm sống dở.
3. Tủ cơm cháy yếu
– Nguyên nhân: Do van điều áp, van đánh lửa hoặc bộ đốt bị hỏng.
– Hướng xử lý khắc phục: Kiểm tra và thay mới linh kiện để tủ hoạt động tốt hơn, cơm nấu ngon hơn.
4. Tủ cơm hỏng quạt lồng sóc (quạt gió)
– Nguyên nhân 1: Do hơi nước ngưng tụ trên cánh quạt làm quạt bị chập điện. Cách khắc phục là thay đổi vị trí của tủ, không nên đặt gần nguồn nước, đồng thời thay quạt gió mới.
– Nguyên nhân 2: Do dầu khô sau một thời gian dài sử dụng khiến quạt bị kẹt và không chạy. Hướng xử lý là tra dầu và bảo trì các thiết bị của tủ thường xuyên.
Đối với tủ nấu cơm dùng điện
1. Tủ cắm không vào điện
Khác với dòng tủ nấu cơm dùng gas, tủ nấu cơm công nghiệp dùng điện khi kết nối với nguồn điện chuẩn bị hoạt động thì đèn báo nguồn sẽ báo sáng. Trong trường hợp không có tín hiệu điện vào có thể là một trong các nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân 1: Tiếp xúc van phao điện kém. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra van có bị lệch hay lỏng không, vặn chặt điểm tiếp xúc lại để tủ hoạt động bình thường.
– Nguyên nhân 2: Hỏng biến áp. Cách xử lý tốt nhất là thay biến áp mới để tủ hoạt động đúng chức năng và không ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm nấu hấp. Lưu ý trong quá trình sử dụng, khi kết thúc thời gian nấu bạn phải tắt nguồn cấp nhiệt trước khi mở tủ lấy cơm hoặc thực phẩm. Nếu như không tắt nguồn cấp điện mà vẫn mở tủ lấy cơm sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hỏng biến áp.
2. Cơm nấu không chín
Thời gian nấu một mẻ cơm bằng tủ nấu cơm công nghiệp thông thường là 45-60 phút, tùy vào lượng gạo và loại gạo khô hay dẻo. Nếu bỗng một ngày bạn quan sát thấy tủ nấu lâu hơn bình thường mà cơm vẫn không chín thì có thể chiếc tủ của bạn đã gặp phải sự cố do một trong các nguyên nhân sau:
– Nguyên nhân 1: Nước dùng để nấu cơm (nước cấp vào khoang dưới đáy tủ) có chứa nhiều canxi mà bạn vệ sinh không đúng cách, lâu dần cặn canxi bám vào điện trở dẫn đến tuổi thọ của tủ bị giảm, cơm khó chín và chín rất lâu. Để xử lý, bạn hãy vệ sinh khoang tủ sạch sẽ; sau mỗi lần nấu cơm bạn nên vệ sinh tủ, loại bỏ sạch thực phẩm rơi vãi và làm sạch các khay để tủ hoạt động lâu bền và ổn định.
– Nguyên nhân 2: Do thanh nhiệt bị hỏng, bạn hãy kiểm tra và thanh mới các thanh nhiệt hỏng để đảm bảo chất lượng truyền nhiệt của tủ nấu cơm công nghiệp. Thông thường chi phí thay mỗi thanh nhiệt là khoảng 150-200.000 đồng, bạn nên liên hệ với nơi bán hoặc nhà sản xuất để đảm bảo mua được hàng chính hãng và đúng loại.
3. Gioăng tủ nấu cơm bị lệch, hở hoặc bị hỏng
– Nguyên nhân: Do đóng/mở tủ quá mạnh khiến gioăng cửa bị hở hoặc bị vênh lên, hoặc do lâu ngày sử dụng bị bào mòn dần. Đây cũng là nguyên nhân khiến thất thoát nhiệt, cơm nấu chín không đều.
– Hướng xử lý khắc phục: Chỉnh lại gioăng nếu bị lệch hoặc thay đoạn gioăng mới cho tủ nếu không muốn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cơm nấu ra.
Xem thêm: Bật mí cách nấu cơm thơm dẻo bằng tủ nấu cơm công nghiệp dùng điện
Biết được các lỗi hỏng khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp sẽ giúp bạn bình tĩnh và biết cách khắc phục những vấn đề nhỏ. Để mua được những chiếc tủ cơm chất lượng và những thiết bị nhà bếp, máy thực phẩm chính hãng khác như: nồi nấu phở, máy xay giò chả, máy chế biến thịt, máy hút chân không,… hãy liên hệ đến số hotline hoặc ghé ngay chi nhánh NEWSUN gần nhất nhé.
Tham khảo các sản phẩm tủ nấu cơm công nghiệp: