Cách làm bánh mì Việt Nam giòn xốp, thành công ngay lần đầu tiên

Bánh mì Việt Nam có đặc trưng nổi bật là vỏ ngoài giòn mỏng, bên trong nhiều ruột nhưng xốp, dai mềm. Cũng có rất nhiều cách làm bánh mì Việt Nam được chia sẻ như thêm vitamin C, giấm,… nhưng mỗi thành phần sẽ đều có ít nhiều ảnh hưởng đến hương vị bánh. Ngay bây giờ hãy cùng NEWSUN vào bếp và làm ngay món bánh mì Việt Nam giò thơm chuẩn vị nhé!

Cách làm bánh mì Việt Nam giòn xốp, thành công ngay lần đầu tiên

Chuẩn bị nguyên liệu

Với món bánh mì Việt Nam chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau:

  • Bột mì có làm lượng protein trên 11%: 210g (chọn bột mì số 13)
  • Men instant: 4g – Khoảng 1/3 muỗng cà phê
  • Đường: 8h – khoảng 2 muỗng cà phê
  • Muối: 2g – khoảng gần 1/3 muỗng cà phê
  • Nước: khoảng 150ml

Các bước làm bánh mì Việt Nam

Bước 1: Trộn bột

Đầu tiên, bạn để lại 10g bột dùng làm bột áo trong khi nhồi, số bột còn lại bạn cho vào âu lớn. Tiếp theo, bạn cho toàn bộ phần đường, men instant vào âu, nhưng hãy chú ý để mỗi nguyên liệu ở một góc khác nhau.

Bạn trộn đều tất cả nguyên liệu, sau đó tạo 1 khoảng trống ở giữa âu bột rồi từ từ đổ 130ml nước vào.

Bạn dùng thìa gỗ hoặc tay trộn đều nước với bột cho đến khi không còn bột khô trong âu.

Dùng màng bọc thực phẩm, bọc âu lại và để bột nghỉ khoảng 20-30 phút.

Xem thêm: Cách làm bánh mì Hokkaido sữa mềm, bông xốp chuẩn vị

Bước 1: Trộn bột

Bước 2: Nhồi bột

Sau khi bột nghỉ đủ thời gian, bạn lấy bột khô xoa đều lên tay và rắc một ít lên mặt phẳng, cho bột ra và nhồi bột từ 10-15 phút. 

Cách nhồi bột rất đơn giản, bạn chỉ cần đẩy bột ra xa và gập lại, lặp lại tác này. Bạn có thể xoay khối bột 90 độ sau mỗi lần gập bột.

Nếu thấy bột bị khô hoặc quá ướt thì có thể thêm nguyên liệu vào, nhưng mỗi lần chỉ thêm 10g bột và 15ml nước.

Bạn nhồi đến khi khố bột mịn hơn và bớt dính, cho khối bột và âu và dùng màng bọc thực phẩm bọc kín lại để bột nghỉ 10 phút. Sau đó, bạn tiếp tục nhồi thêm 10-15 phút. Lúc này, bột đã rất mịn và đàn hồi tốt, khi bạn ấn vào thì vỏ bột sẽ căng trở lại.

Bước 2: Nhồi bột

Bước 3: Ủ bột mì

Tiếp theo bạn chuẩn bị âu khác hoặc hộp sạch cho bột vào, bọc kín lại và ủ ở nơi ấm áp trong khoảng 30 – 35 độ C để bột nở gấp đôi. Nếu ủ đột đúng hướng dẫn thì sau khoảng 1 tiếng sẽ nở gấp đôi.

Mẹo ủ bột nhanh nở: Nơi ấm nhất trong căn bếp mà bạn có thể ủ bột là trên nóc tủ lạnh hoặc đặt trong lò vi sóng không bật, hãy thử 1 trong 2 cách nhé!

Bước 4: Tạo hình bánh mì và ủ lần 2

Sau khi bột đã nở gấp đôi, bạn lấy bột ra, có thể dùng dụng cụ vét âu thay vì kéo vì có thể sẽ làm cho bọt khí trong bột bị vỡ.

Khối bột thu được sẽ nặng khoảng 350g, bạn chia thành 5 phần hoặc phần bằng nhau. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm phủ lên các khối bột vừa chia, tránh cho chúng bị khô.

Để tạo hình bánh mì, bạn phủ một lớp bột mỏng lên mặt phẳng và xoa ít bột vào tay. Bạn đặt 1 phần bột lên mặt bàn và dàn nhẹ thành hình elip hoặc chữ nhật. 

Gập 2 mép của phần đầu thon phía xa vào giữa, khi đó sẽ tạo được một góc nhọn hình tam giác. Bạn gập góc này xuống rồi cuộn dần bột cho đến hết phía đầu còn lại của bột. Hãy nhớ, vừa cuộn vừa đẩy bột về phía trên để mặt bột căng mịn. Sau cùng, dùng tay vê 2 đầu bánh lại để bột dồn vào giữa, 2 đầu thon.

Bạn đặt bột lên khay nướng sóng có lỗ và đậy bột lại bằng màng nilon. Ủ bột lần 2 khoảng 30-35 độ C trong 40-50 phút để bột nở.

Bước 4: Tạo hình bánh mì và ủ lần 2

Bước 5: Nướng bánh

Khi thời gian ủ bánh đã được 20 phút, bạn hãy làm nóng lò ở mức nhiệt 250 độ C trong 20-25 phút. 

Ủ bột xong, bạn dùng dao lam sắc rạch nhẹ một đường dọc theo chiều dài bánh, sâu khoảng 3 – 5 mm.

Sau khi bột ủ đủ, bạn sẽ thấy bột căng lên và mọng hơn trước khi ủ. Bạn dùng dao lam rạch một đường dọc theo bánh sâu khoảng 3 – 5 mm.

Bạn dùng bình xịt phun nhẹ một lớp nước mỏng lên bề mặt bánh, rồi cho vào nướng. Trước lúc nướng, hãy đổ nước sôi vào khay rồi đặt dưới đáy lò. Sau đó bạn cho khay bánh vào lò và nướng ở mức nhiệt 220°C ở 7 – 10 phút đầu, sau đó hạ xuống 200°C ở 7 – 10 phút sau để bánh chín vàng giòn

Sau khi nướng, bạn hãy để bánh trong lò thêm 3-4 phút rồi mới lấy ra. Làm như vậy thì bánh sẽ giòn hơn.

Ngoài ra, nếu có lò nướng bánh mì chuyên dụng thì bánh sẽ đạt chuẩn hơn. Lò nướng bánh cũng sẽ có chế độ phun nước tự động giúp bánh nở đều. 

Bước 5: Nướng bánh

Tham khảo một số mẫu lò nướng bánh mì cho các tiệm bánh được phân phối bởi NEWSUN:

Trên đây là cách làm bánh mì Việt Nam cho ra thành phẩm đạt chuẩn nhất, hy vọng bạn sẽ thành công với công thức này. Nếu có cách làm bánh khác, bạn có thể chia sẻ ở phần bình luận nhé!

Điện máy thực phẩm NEWSUN

Bình luận

Xem tất cả

Chưa có bình luận nào

Viết bình luận