Gợi ý 6+ cách làm bánh dày trọn vẹn hương vị Tết cổ truyền

Bánh dày cùng bánh chưng là hai loại bánh tượng trưng cho quan niệm của người Việt xưa về vũ trụ. Theo truyền thuyết, bánh dày có hình tròn, màu trắng được ví như bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Loại bánh này thường được làm vào các dịp như Tết Nguyên Đán, Giỗ tổ Hùng vương 10/3 âm lịch,… để tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn. Ngoài các cách làm bánh dày cơ bản như bánh dày kẹp giò lụa, bánh dày nhân đỗ xanh thì bánh dày ở mỗi vùng miền, mỗi địa phương lại được biến tấu theo các cách khác nhau,… Hôm nay, hãy cùng NEWSUN vào bếp với 10+ cách làm bánh dày dẻo thơm, đơn giản ngay sau đây nhé!

Gợi ý 6+ cách làm bánh dày - Trọn vẹn hương vị Tết cổ truyền

 

1. Chi tiết cách làm bánh dày kẹp giò lụa

Bánh dày giò có thể nói là biến thể với cách làm đơn giản nhất của bánh dày. Tuy nhiên không vì thế mà món ăn này lại mất đi sự hấp dẫn, sự kết hợp của vỏ bánh dẻo mềm với giò lụa thơm ngon tạo nên sức hút không thể cưỡng lại với nhiều người. Loại bánh này thường được làm nhiều vào các dịp lễ Tết quan trọng thể hiện sự hiếu thuận, sự biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên. 

1. Chi tiết cách làm bánh dày kẹp giò lụa

1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Bột nếp: 180g
  • Bột gạo: 20g
  • Giò lụa: 200g
  • Dầu ăn, muối, lá chuối

1.2. Các bước hướng dẫn làm bánh dày giò

Bước 1: Làm phần bỏ bánh

Để làm phần vỏ, các bạn sẽ cho bột nếp, bột gạo vào trong bát tô trộn đều cùng ½ muỗng cà phê muối và 2 muỗng canh dầu ăn. Sau đó, cho từ từ nước ấm khoảng 50 độ C vào trong bát trộn đều và dùng tay nhào đến khi bột thành khối dẻo mịn không dính tay. Tiếp đến, chúng ta sẽ bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ trong khoảng 30 phút. 

Bước 2: Nặn và hấp bánh dày

Chia khối bột thành những viên nhỏ vừa ăn rồi vo tròn và ấn nhẹ bánh xuống. Phết một chút dầu ăn lên lá chuối rồi đặt bánh lên và cho vào xửng hấp ở lửa vừa trong 15 phút. 

Bước 3: Thành phẩm

Khi bánh dày đã chín, bạn lấy giò lụa đã cắt miếng nhỏ kẹp vào giữa hai chiếc bánh dày rồi làm tương tự với những chiếc còn lại. Bánh dày kẹp chả lụa sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho mâm cúng ngày Tết thêm trọn vẹn hơn. 

Xem thêm: Công thức làm viên chả cua Huế giòn dai, đậm vị

2. Hướng dẫn làm bánh dày nhân vừng đen của người Tày

Bánh dày nhân vừng đen là loại bánh có nguồn gốc từ dân tộc Tày ở huyện Na Hang. Bánh dày nhân vừng đen theo cách làm của người Tày có phần công phu, tỉ mỉ với vỏ bánh làm từ gạo nếp nương giã nhuyễn đều tay trong 1 tiếng đồng hồ hay nhân vừng đen phải được nấu với mật mía chứ không phải nước đường. Món bánh này thường được xuất hiện trong những dịp trang trọng hoặc các bữa ăn đãi khách quý của người Tày. Và để giúp bạn đọc có thể làm được bánh dày nhân vừng đen tại nhà cho người thân cùng thưởng thức, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cách làm đơn giản, dễ dàng hơn với bột nếp nhé! 

2. Hướng dẫn làm bánh dày nhân vừng đen của người Tày

2.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Bột nếp: 200g
  • Vừng đen: 200g
  • Mật mía: 100g
  • Muối: 2g
  • Dầu ăn, nước ấm, lá chuối

2.2. Các bước làm bánh dày vừng đen

Bước 1: Làm nhân bánh dày

Đầu tiên, chúng ta sẽ bắc chảo lên bếp và để lửa to. Chảo nóng sẽ cho vừng vào rang đảo đều tay đến khi nghe tiếng nổ lách tách thì hạ nhỏ lửa. Rang chín vừng trong vòng 15 phút và bắc ra để nguội rồi cho vào cối giã nát.

Tiếp theo, chúng ta sẽ cho mật mía vào chảo sên đến khi sánh lại rồi cho vừng vào khuấy đều tay. Hỗn hợp mật mía vừng đạt  tiêu chuẩn phải không được quá lỏng cũng không được quá đặc. 

Bước 2: Làm vỏ bánh dày

Để làm phần vỏ, các bạn sẽ cho bột nếp vào bát tô trộn đều cùng 2g muối và 1 muỗng canh dầu ăn. Sau đó, cho từ từ nước ấm khoảng 50 độ C vào trong bát trộn đều và dùng tay nhào đến khi bột thành khối dẻo mịn không dính tay. 

Bước 3: Nặn và hấp bánh dày

Chia khối bột thành những viên nhỏ tầm 20g rồi vo tròn, ấn dẹt, đặt phần nhân đã chuẩn bị vào giữa và tiếp tục vo tròn, ấn dẹt bánh xuống. Phết một chút dầu ăn lên lá chuối rồi đặt bánh lên và cho vào xửng hấp ở lửa vừa trong 30 phút. 

Bước 4: Thành phẩm

Hoàn tất các bước làm trên là bạn đã thu được những chiếc  bánh dày nhân vừng đen thơm ngon, dẻo mịn đặc sản của dân tộc Tày rồi. 

Xem thêm: 2 cách nấu xôi ngũ sắc đơn giản, hấp dẫn đậm vị Tây Bắc

3. Cách làm bánh dày nhân đỗ/đậu xanh từ xôi

Bánh dày nhân đậu xanh, đỗ xanh là món bánh phổ biến với nhiều người Việt Nam. Với hương vị thơm ngon, béo bùi từ phần nhân đậu xanh và sự mềm dai của vỏ bánh nếp, sức hút của món bánh này từ xưa đến nay vẫn không hề giảm. Để làm được những chiếc bánh dày đậu xanh truyền thống cho mâm cúng ngày Tết, hãy tham khảo cách làm mà chúng tôi chia sẻ ngay sau đây nhé!

3. Cách làm bánh dày nhân đỗ/đậu xanh

3.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Gạo nếp: 2kg
  • Đậu xanh xát vỏ: 1,5kg
  • Gia vị: Muối
  • Dầu ăn
  • Lá chuối, lá dứa
  • Nồi nấu xôi, máy xay xôi

Mẹo chọn gạo nếp: Để chọn mua gạo nếp ngon dẻo, bạn nên chọn hạt có kích thước to đều, căng bóng, không bị gãy. Nếp ngon có mùi thơm nhẹ, cắn thử sẽ thấy vị ngọt, thơm.

3.2. Các bước làm bánh dày nhân đỗ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu 

Gạo nếp sau khi mua về mang cần mang đi vo sạch để loại bỏ hết những hạt sạn, đất cát còn lẫn bên trong. Tiếp đến tiến hành ngâm gạo nếp trong nước lạnh có pha một chút muối trong khoảng 6 – 8 tiếng. Sau khi đủ thời gian ngâm gạo, bạn đổ gạo ra rổ và để ráo nước trước khi cho vào nấu xôi.

Tiếp theo, chúng ta sẽ mang đậu xanh đã xát vỏ đi rửa sạch và ngâm với nước ấm trong khoảng 30 phút để đậu nở hết ra. Cuối cùng, vớt đậu ra và để thật ráo nước rồi mới tiến hành đồ chín.

Xem thêm: Máy xay xôi bánh giầy giá bao nhiêu? Có đắt không?

Bước 3: Nấu xôi nếp

Ở công đoạn này, bạn cho gạo nếp đã ráo nước vào nồi nấu xôi đã chuẩn bị sẵn và nấu xôi trong khoảng 50 – 60 phút. Bạn cũng có thể thêm một nhánh lá dứa vào nấu cùng để tăng thêm độ thơm của bánh giầy.

Sau khoảng 15 – 20 phút nấu xôi bạn hãy mở nắp nồi và đảo để xôi được chín đều, mềm dẻo nhé. Với những hộ kinh doanh sản xuất bánh giầy số lượng lớn nên đầu tư sử dụng nồi nấu xôi bằng điện có dung tích lớn vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà vừa cho chất lượng thành phẩm xôi dẻo ngon, đạt tiêu chuẩn.

Bước 4: Xay xôi

Khi xôi đã chín thì bạn tiến hành xay xôi và lưu ý phải xay xôi khi xôi còn nóng. Nếu như bạn làm bánh giầy cho gia đình thưởng thức thì có thể dùng cối, chày và giã đến khi xôi nhuyễn ra thành một khối mịn.

Còn nếu bạn sản xuất bánh giầy để kinh doanh thì nên sử dụng máy xay xôi công nghiệp công nghiệp để nâng cao chất lượng thành phẩm, nâng cao năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức. Bạn chỉ cần bỏ xôi đã nấu vào phễu chứa nguyên liệu, đẩy xôi xuống phần cối xay và bộ phận lưỡi dao, trục xoắn sẽ tự động xay và đùn xôi ra bên ngoài. Tiếp tục xay lại 1 – 2 lần là bạn sẽ thu được thành phẩm xôi nhuyễn mịn, dẻo dính.

Lưu ý: Bạn nên xoa thêm dầu ăn vào xôi, găng tay để khi xay xôi không bị dính nhiều vào máy hoặc khi lấy thành phẩm ra sẽ dễ dàng hơn.

Bước 5: Làm nhân đậu xanh

Sau khi đậu xanh đã được rửa sạch và để ráo nước thì bạn cho đậu xanh vào nồi để đồ (hấp). Để đậu xanh thơm hơn, bạn có thể cho một nhành lá dứa vào hấp cùng.

Tiếp theo khi đậu đã chín nhừ, bạn cho đậu xanh còn nóng vào máy xay và xay đến khi nhuyễn mịn. Để tăng thêm độ hấp dẫn của bánh giầy thì bạn có thể chia phần nhân đậu này thành 3 phần bằng nhau: 2 phần để làm nhân bánh, 1 phần để rắc bên ngoài bánh.

Với phần đậu xanh làm nhân bánh, bạn tiếp tục cho lên chảo cùng 1 ít dầu ăn và sên đến khi đậu thật mịn. Sau đó, bạn vo hỗn hợp đậu xanh đã sên thành những viên tròn sao cho vừa với phần bột bánh giầy vừa chia. Từng viên đậu xanh làm ra cần đảm bảo rằng không quá bở cũng như không quá đặc, có độ mềm, dẻo vừa phải.

Xem thêm: Máy xay xôi làm bánh giầy NEWSUN có đáng mua không? Review chi tiết

Bước 6: Nặn bánh giầy

Khi thấy xôi đã được xay mềm dẻo rồi bạn tiến hành chia ra thành những phần nhỏ bằng nhau. Vo trò những phần xôi xay đã chia ra và dùng tay ấn thành hình dẹt, mỏng rồi cho những viên đậu xanh đã vo tròn vào chính giữa. Sau đó túm phần rìa ngoài xung quanh nhân bánh lại với nhau và gói kín để nhân bánh không bị lộ ra bên ngoài. Và bạn lại tiếp ấn dẹt bánh ra một lần nữa rồi để lên lá chuối đã được rửa sạch sẽ.

Bước 7: Thưởng thức thành phẩm

Sau khi hoàn tất bước nặn bánh giầy, bạn có thể rắc phần đậu xanh đã chuẩn bị lên trên mặt bánh là có được thành phẩm bánh giầy nhân đậu xanh có độ dẻo mịn của xôi kết hợp với độ bùi béo của đậu xanh rất hấp dẫn.

4. Hướng dẫn làm bánh dày gấc đỏ đẹp ngày Tết

Bánh dày gấc với vỏ bánh dẻo mềm màu sắc đỏ bắt mắt từ gấc và hương vị thơm ngon, bùi béo từ phần nhân đậu xanh là món bánh rất thích hợp để xuất hiện trong mâm cúng ngày Tết. Để làm loại bánh này, các bạn hãy theo dõi công thức sau đây.

4. Hướng dẫn làm bánh dày gấc đỏ đẹp ngày Tết

4.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột nếp: 200g
  • Thịt gấc tươi: 50g
  • Đậu xanh: 200g
  • Dừa nạo: 50g
  • Vừng rang: 1 thìa canh
  • Rượu trắng: 1 thìa canh
  • Dầu ăn, muối, đường
  • Lá chuối tươi

4.2. Các bước làm bánh dày gấc

Bước 1: Làm nhân đậu xanh

Để làm nhân đậu xanh cho bánh dày thì đầu tiên, bạn cần chuẩn bị 200g đậu xanh đã được trà vỏ rồi đem chúng đi ngâm trong nước ấm 4 – 5 tiếng cho mềm ra. 

Sau đó, cho đậu xanh vào nồi rồi đổ nước xâm xấp mặt đậu và đậy nắp nấu cho đậu chín mềm. Tiếp đến, chúng ta bắc chảo lên bếp và cho đậu xanh vào cùng 2 thìa cà phê đường, 1 thìa canh mè rang, 50g dừa nạo sên đến khi thu được hỗn hợp dẻo mịn, đồng nhất, không dính chảo là phần nhân đã được hoàn thành.

Bước 2: Làm vỏ bánh dày gấc

Ở công đoạn này, chúng ta sẽ trộn đều gấc với rượu trắng, 1 ít muối đã chuẩn bị rồi dầm nhẹ để phần thịt gấc được nhuyễn ra. Sau đó, bạn cho hỗn hợp này vào trong bát bột nếp rồi cho 1 thìa canh dầu ăn và cho từ từ một lượng nước vừa đủ để nhào trộn thành khối bột dẻo mịn, không dính tay. Tiếp đến, chúng ta sẽ bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ trong khoảng 30 phút. 

Bước 3: Nặn bánh dày

Sau khi bột nghỉ hết thời gian thì chúng ta sẽ đến với công đoạn nặn bánh dày. Ở bước này, bạn cần chia phần nhân đậu xanh và phần vỏ bánh gấc thành những phần bằng nhau rồi vo tròn lại. Để nặn bánh, bạn sẽ ấn dẹt viên vỏ bánh xuống, đặt viên nhân vào giữa và túm kín lại rồi  vo tròn, ấn dẹt bánh xuống. 

Cuối cùng, phết một chút dầu ăn lên lá chuối đã cắt sẵn và đạt bánh đã được nặn lên trên.

Bước 4: Hấp bánh dày

Ở công đoạn cuối, bạn sẽ đặt xửng hấp lên bếp và đợi đến khi nước sôi rồi xếp bánh vào xửng hấp ở lửa vừa trong khoảng 30 phút.

Bước 5: Thành phẩm

Vậy là chúng ta đã hoàn tất các bước làm món bánh dày gấc thơm ngon, hấp dẫn này rồi. Thành phẩm thu được là những chiếc bánh dẻo dai, bắt mắt với vỏ bánh màu đỏ gấc, béo ngậy với phần nhân đậu xanh dừa. Hãy tham khảo chi tiết cách làm và bắt tay vào thực hiện cho gia đình thưởng thức nhé!

Xem thêm: Cách làm khô bò miếng mềm ngon và đơn giản ngay tại nhà

5. Cách làm bánh dày nhân lạc

Ngoài cách làm bánh dày đậu xanh, bánh dày kẹp giò lụa truyền thống thì cách biến tấu làm bánh dày nhân lạc cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Hãy cùng vào bếp và làm thử ngay món bánh này với hướng dẫn sau đây nhé.

5. Cách làm bánh dày nhân lạc

5.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị 

  • Bột nếp: 180g
  • Bột gạo: 30g
  • Lạc: 100g
  • Đường: 100g
  • Nước, dầu ăn, muối, lá chuối

5.2. Các bước làm bánh dày nhân lạc

Bước 1: Làm vỏ bánh 

Trộn đều các nguyên liệu bột nếp, bột gạo với 30g đường, ½ muỗng canh cà phê rồi cho từ từ nước vào nhào đến khi thu được một khối bột mềm mịn, không bị dính tay. Tiếp đến, chúng ta sẽ bọc kín bột bằng màng bọc thực phẩm và để nghỉ trong khoảng 30 phút. 

Bước 2: Làm phần nhân lạc

Lạc sau khi mua về thì chúng ta sẽ đem đi rửa sạch và ngâm trong 30 – 1 tiếng cho mềm. Hết thời gian ngâm, rửa lạc lại với nước sạch và để ráo.

Sau đó, hấp chín lạc trong khoảng 15 phút rồi cho vào cối giã nhuyễn hoặc máy xay nhuyễn. Tiếp theo, đem ½ lượng lạc xay nhuyễn đi sên trên bếp lửa nhỏ cùng với lượng đường còn lại đến khi đường tan và sờ vào không bị dính tay. 

Bước 3: Nặn bánh dày

Sau khi bột nghỉ hết thời gian thì chúng ta sẽ đến với công đoạn nặn bánh dày. Ở bước này, bạn cần chia phần nhân lạc và phần vỏ bánh gấc thành những phần bằng nhau rồi vo tròn lại. Để nặn bánh, bạn sẽ ấn dẹt viên vỏ bánh xuống, đặt viên nhân vào giữa và túm kín lại rồi  vo tròn, ấn dẹt bánh xuống. 

Cuối cùng, phết một chút dầu ăn lên lá chuối đã cắt sẵn và đạt bánh đã được nặn lên trên.

Bước 4: Hấp bánh dày

Ở công đoạn cuối, bạn sẽ đặt xửng hấp lên bếp và đợi đến khi nước sôi rồi xếp bánh vào xửng hấp ở lửa vừa trong khoảng 15 – 20 phút.

Bước 5: Thành phẩm

Hoàn thành các bước trên là chúng ta đã thu được những chiếc bánh dày lạc thơm ngon, dẻo mịn cho cả nhà cùng thưởng thức rồi. Đừng quên lăn bánh qua số lạc xay nhuyễn còn lại để tăng thêm hương vị bùi béo cho món ăn này nhé!

Xem thêm: 2 cách làm hạt điều rang muối và hạt điều rang tỏi ớt đơn giản ngay tại nhà

6. Hướng dẫn làm món bánh dày lá ngải đặc sản dân tộc Tày

Bánh dày lá ngải là món ăn đặc sản của người dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Được làm từ lá ngải – một vị thuốc lâu đời trong đông y với nhiều công dụng, lợi ích tuyệt vời nên bánh dày lá ngải không chỉ thơm ngon mà còn có thể hỗ trợ điều hòa khí huyết, chống đau đầu, cảm cúm. Loại bánh này thường được người dân nơi đây làm vào Tết thanh minh hay các dịp lễ hội, ăn mừng lúa mới. Cách làm bánh dày lá ngải không quá khó nhưng nó lại đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo, tỉ mỉ. 

6. Hướng dẫn làm món bánh dày lá ngải đặc sản dân tộc Tày

6.1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo nếp: 400g
  • Lá ngải cứu: 350g
  • Vôi bột: 3g
  • Đường thốt nốt: 200g
  • Lạc rang: 20g
  • Dừa khô: 20g
  • Vừng đen: 10g
  • Nước: 3 lít
  • Dầu ăn, lá chuối

6.2. Các bước làm bánh dày lá ngải

Bước 1: Sơ chế lá ngải cứu

Với lá ngải cứu, khi mua các bạn cần chọn những lá ngải tươi ngon nhất. Khi mua về thì lá ngải cứu cần được nhặt và rửa sạch sẽ để loại hết bụi bẩn. Tiếp đến, hòa vào 3 lít nước 3g vôi bột đã chuẩn bị trước, đợi đến khi vôi lắng hết xuống thì chúng ta sẽ tiến hành ngâm lá ngải vào trong đó khoảng 60 phút cho nhừ.

Hết thời gian, bạn vớt lá ngải ra, rửa sạch rồi vắt khô nước và dùng dao thái nhỏ. Sau đó, bắc chảo lên bếp và rang khô ngải cứu ở lửa vừa. 

Bước 2: Làm vỏ bánh dày lá ngải

Cho lá ngải đã rang khô cùng một chút nước vào máy xay sinh tố rồi xay thật mịn. Tiếp theo, trộn từ từ hỗn hợp đã xay cùng với lượng bột nếp đã chuẩn bị rồi nhào đến khi thu được khối bột dẻo mịn, không dính tay. 

Bước 3: Làm phần nhân bánh dày lá ngải 

Để làm phần nhân, bạn cần bắc chảo nóng lên và nấu chảy đường thốt nốt rồi cho vào cùng vừng đen, lạc giã nhỏ, dừa khô. Đảo đều tay hỗn hợp này trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp, để nguội. 

Bước 4: Nặn bánh dày lá ngải

Ở bước này, bạn cần chia phần nhân và phần vỏ bánh dày lá ngải thành những phần bằng nhau rồi vo tròn lại. Để nặn bánh, bạn sẽ ấn dẹt viên vỏ bánh xuống, đặt viên nhân vào giữa và túm kín lại rồi  vo tròn, ấn dẹt bánh xuống. 

Cuối cùng, phết một chút dầu ăn lên lá chuối đã cắt sẵn và đạt bánh đã được nặn lên trên.

Bước 5: Hấp bánh dày

Ở công đoạn cuối, bạn sẽ đặt xửng hấp lên bếp và đợi đến khi nước sôi rồi xếp bánh vào xửng hấp ở lửa vừa trong khoảng 15 phút.

Bước 6: Thành phẩm 

Sau khi hấp chín, bạn sẽ thu được thành phẩm là những chiếc bánh dày lá ngải có màu sắc bắt mắt, thơm ngon mà không hề đắng ngắt, khó ăn như nhiều người vẫn nghĩ. Hãy thưởng thức luôn thành phẩm khi còn nóng để cảm nhận được sự dẻo thơm của những chiếc bánh này nhé!

Xem thêm: Điểm danh 5 loại rượu ngon nổi tiếng Việt Nam nhất định phải thử

Trên đây là chi tiết hướng dẫn 6+ cách làm bánh dày đơn giản cho hương vị ngày Tết cổ truyền thêm trọn vẹn mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể tự làm ra được những chiếc bánh thơm ngon, dẻo dai cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức. Hãy tham khảo thêm chuyên mục Món ngon mỗi ngày của chúng tôi để có thể biết thêm được nhiều cách làm, nhiều mẹo nấu ăn mới nhé!

Ngoài ra, chắc hẳn đang có nhiều bạn đọc đang có ý định kinh doanh sản xuất bánh dày số lượng lớn phụ vụ nhu cầu người tiêu dùng đúng không nào? Nếu các bạn đang tìm kiếm những thiết bị trong dây chuyền sản xuất bánh dày như máy xay xôi, tủ hấp thực phẩm,… thì có thể tham khảo chọn mua tại NEWSUN – địa chỉ uy tín hàng đầu thị trường với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và phân phối các sản phẩm máy chế biến thực phẩm. Để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất, xin quý khách vui lòng liên hệ ngay với NEWSUN qua số hotline 0961.555.155 – 0961.65.2266 hoặc truy cập website dienmaythucpham.com

Bình luận

Xem tất cả

Chưa có bình luận nào

Viết bình luận