Kế hoạch mở quán ăn sáng cho người mới khởi nghiệp
Bạn đang ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp với đồ ăn sáng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để thu được lợi nhuận? Một bản kế hoạch mở quán ăn sáng chi tiết, được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin và vững bước hơn khi tham gia vào ngành hàng cạnh tranh đầy khốc liệt này.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu
Nội Dung
- 1 Bước 1: Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu
- 2 Bước 2: Chuẩn bị vốn mở quán ăn sáng
- 3 Bước 3: Lựa chọn mặt bằng mở quán
- 4 Bước 4: Trang trí thiết kế quán, xe đẩy đồ ăn
- 5 Bước 5: Mua sắm trang thiết bị và dụng cụ hiện đại
- 6 Bước 6: Xây dựng thực đơn đa dạng và tính giá bán hợp lý
- 7 Bước 7: Tìm nguồn cung thực phẩm ổn định, đảm bảo vệ sinh
- 8 Bước 8: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
- 9 Bước 9: Hoàn tất các thủ tục pháp lý
- 10 Bước 10: Lên kế hoạch quảng cáo, marketing hiệu quả
Bất kể quán ăn bạn định kinh doanh là to hay nhỏ thì bước nghiên cứu thị trường và xác định tập khách hàng mục tiêu đều vô cùng quan trọng.
Vây nghiên cứu thị trường để là gì? Nghiên cứu thị trường sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh về nhu cầu chung của thị trường, thị hiếu và xu hướng phát triển trong tương lai; biết được đối thủ của bạn là ai, họ đang làm gì, điểm mạnh – điểm yếu, từ đó học tập và rút ra được kinh nghiệm cho mình.
Hơn nữa, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn đánh giá và xác định được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn phải hướng tới. Họ có thói quen ăn sáng, sinh hoạt như thế nào? Thời gian mà khách hàng sẽ tìm đến quán? Họ quan tâm đến những yếu tố gì, khẩu vị, không gian, vị trí quán, giá thành ra sao?… Từ đó đưa ra những định hướng tiếp cận phù hợp và tập trung nguồn lực đáp ứng tối đa nhu cầu của một nhóm đối, thay vì dàn trải lãng phí mà tất cả đều không tới đâu.
Ngày nay, ăn sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và rất được chú trọng. Tuy nhiên đa số mọi người đều khá bận rộn và không có thời gian chuẩn bị bữa sáng tại nhà. Họ thường lựa chọn những món ăn đơn giản, chế biến và phục vụ nhanh để ăn tại quán hoặc để đóng gói mang đi. Một số mặt hàng đồ ăn sáng phổ biến có thể kể đến như: bún miến phở, bánh mì, bánh bao, xôi,… vừa tiết kiệm thời gian, không phải dọn dẹp nhiều mà vẫn được nhâm nhi bữa sáng đầy đủ dưỡng chất.
Ví dụ, bạn dự định kinh doanh đồ ăn sáng cho sinh viên, những người thường chi trả khoảng 7.000 – 20.000 đồng cho một bữa ăn sáng và ít nhu cầu ngồi ăn tại quán. Bạn có thể xem xét đến việc kinh doanh xe đẩy bánh mì, bánh bao hoặc các loại xôi,… chế biến nhanh và dễ đóng gói mang đi, thời gian cao điểm sẽ từ 6h30 đến 9h sáng trước khi vào ca học.
Bước 2: Chuẩn bị vốn mở quán ăn sáng
Bước quan trọng tiếp theo trong kế hoạch mở quán ăn sáng đó chính là chuẩn bị vốn để kinh doanh. Cần xác định xem số vốn cần bỏ ra là bao nhiêu (bao gồm các khoản đầu tư ban đầu, vốn duy trì quán và các khoản dự trù); số vốn bạn hiện có là bao nhiêu và đang còn thiếu bao nhiêu để cân đối lại và đưa ra các phương án huy động cho đủ vốn.
Mỗi hình thức và quy mô kinh doanh khác nhau sẽ yêu cầu số vốn đầu tư khác nhau. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt tay vào việc để tránh bị thiếu hụt kinh phí và việc khai trương quán có thể bị trì trệ.
Những khoản chi bạn cần tính đến khi muốn mở quán bán đồ ăn sáng:
- Chi phí về mặt bằng, địa điểm;
- Chi phí sửa chữa, trang trí quán;
- Chi phí về nội thất;
- Chi phí trang thiết bị, dụng cụ chế biến;
- Chi phí dụng cụ ăn uống cho khách hàng;
- Chi phí nhập nguyên liệu, thực phẩm;
- Chi phí thuê đầu bếp, nhân viên;
- Chi phí thủ tục, giấy tờ cấp phép kinh doanh…
Xem thêm: Mở quán ăn cần chuẩn bị những gì?
Bước 3: Lựa chọn mặt bằng mở quán
Bạn nên chọn mở quán ăn sáng ở những nơi đông người qua lại, dễ tiếp cận và thuận tiện giao thông. Các địa điểm này phải gần gũi với đối tượng khách hàng mục tiêu. Ví dụ, quán ăn sáng hướng đến khách hàng là học sinh – sinh viên thì địa điểm nên gần các trường học, khu nhà ở trọ, ký túc xá,… Còn bạn chọn khách hàng mục tiêu là dân văn phòng thì quán nên đặt tại các khu vực tập trung nhiều công ty, các tòa văn phòng, tập đoàn, cơ quan xí nghiệp,…
Không thong dong và có nhiều thời gian như các bữa ăn khác trong ngày, đa số mọi người chỉ dành khoảng dưới 30 phút cho một bữa sáng, chưa kể thêm “đặc sản” tắc đường khiến quỹ thời gian càng bị thu hẹp lại. Do vậy, nếu một quán ăn nằm ở vị trí quá khuất tầm nhìn, khó nhận biết hoặc địa chỉ khó tìm thì dù có ngon đến đâu cũng bị bỏ qua, khách hàng sẽ đổi lựa chọn sang quán khác.
Điểm đặc biệt của loại hình kinh doanh quán ăn sáng là không nhất thiết phải có một cửa hàng cố định. Với những mặt hàng đồ ăn mua mang đi như bánh mì, bánh bao, xôi,… bạn có thể lựa chọn hình thức bán lưu động với một chiếc xe đẩy và đôi ba chiếc ghế nhỏ cũng đủ dùng. Bạn sẽ không phải chi trả quá nhiều phí thuê mặt bằng hàng tháng mà chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng để mua một chiếc xe đẩy đặt trên vỉa hè là có thể sử dụng bán hàng quanh năm. Cần chú ý thêm về không gian dừng đỗ xe cho khách hàng khi ghé quán.
Bước 4: Trang trí thiết kế quán, xe đẩy đồ ăn
Với những quán ăn sáng trong nhà, việc trang trí sửa sang lại mặt bằng là điều đương nhiên. Song, bạn không cần phải lựa chọn phong cách quá cầu kỳ, chỉ cần lựa chọn những nội thất cơ bản như bàn ghế, đèn, quạt, tủ kệ, cây cối,… sao cho phù hợp và đồng điệu, tránh gây rối mắt.
Một cách trang trí tường đơn giản và khá được ưa chuộng trong các quán ăn sáng đó là sử dụng tranh ảnh hoa lá hoặc hình chụp chính các món ăn của quán, vừa làm tăng tính thẩm mỹ vừa tạo cảm giác thích thú cho thực khách đến quán. Thêm nữa, không gian quán ăn cần đảm bảo sạch sẽ và thoáng đãng.
Nếu bạn lựa chọn bán hàng bằng xe đẩy lưu động thì việc trang trí xe đẩy và sắp xếp các dụng cụ, nguyên liệu trong xe sẽ là cách ghi điểm trong mắt khách hàng. Sử dụng các gam màu nổi bật sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Xem thêm: Bật mí cách bán đồ ăn sáng online thu lời nhanh
Bên cạnh đó, biển bảng quảng cáo là thứ không thể thiếu đối với mọi hàng quán, bởi nó sẽ giúp khách hàng nhận ra, biết quán của bạn bán cái gì và phân biệt với các quán bán đồ ăn sáng khác. Trên tấm biển quảng cáo bạn nên cung cấp đầy đủ các thông tin như:
- Tên quán
- Sản phẩm bạn muốn bán
- Mức giá ấn tượng, có thể kèm theo các ưu đãi hấp dẫn
- Địa chỉ (đối với hình thức kinh doanh cố định)
- Số điện thoại liên hệ…
Bước 5: Mua sắm trang thiết bị và dụng cụ hiện đại
Đi cày không thể quên trâu! Mở quán ăn sáng không thể thiếu các trang thiết bị và vật dụng hiện đại.
Việc đầu tư các thiết bị chuyên nghiệp sẽ giúp quá trình chế biến món ăn nhanh chóng, năng suất hơn và thành phẩm món ăn cũng có chất lượng tốt hơn. Ví dụ, thay vì sử dụng các chõ hấp xôi truyền thống thì bạn có thể lựa chọn nồi hấp xôi bằng điển để nâng cao chất lượng xôi. Hoặc thay vì ngồi hàng giờ để canh chừng nồi ninh xương chan phở thì bạn có thể cài đặt công suất phù hợp cho từng giai đoạn và thời gian đó đi làm những việc khác.
Một số vật dụng nhà bếp thiết yếu cần chuẩn bị như là: dao thớt, bát đĩa, nồi niêu xoong chảo, bếp gas/điện, lò nướng, lò vi sóng, bếp chiên,… Hãy liên hệ với Điện máy thực phẩm NEWSUN để lựa chọn được mẫu máy ưng ý, chuẩn chất lượng với giá thành tốt nhất nhé!
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị các đồ dùng ăn uống cho khách như hộp đựng thức ăn, chén đĩa, đũa, thìa, hộp đựng giấy, hộp đựng đũa, các hộp chứa gia vị,…
Xem thêm: Cách chế nước dùng thơm ngon với nồi nấu phở tủ điện NEWSUN
Bước 6: Xây dựng thực đơn đa dạng và tính giá bán hợp lý
Ngay từ khi lên ý tưởng kinh doanh và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu thì chắc hẳn rằng, bạn đã xác định được món chính mình sẽ bán là gì rồi.
Có rất nhiều lựa chọn để bán đồ ăn sáng, tuy nhiên bạn chỉ nên tập trung vào 1 hoặc 2 loại để bán chính. Điều đó sẽ giúp tập trung nguồn lực để bạn gia tăng chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ. Hơn nữa, tâm lý khách hàng họ cũng ưu tiên chọn các quán chuyên kinh doanh một loại món gì đó hơn là một quán hỏi gì cũng có, song chất lượng đều không tới.
Ví dụ, bạn kinh doanh bún phở bò có thể đa dạng menu với các món như: phở tái, phở chín, phở tái chín, tái gầu, tái nạm,…
Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra các món ăn kèm hay các loại đồ uống để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách và tăng doanh thu cho quán. Với một quán bán bún phở có thể phục vụ thêm quẩy, trứng trần,… nước ngọt, trà đá,…
Về giá cả, bạn nên căn cứ vào chi phí và mặt bằng chung của thị trường để tính giá cả cho từng món, sao cho vừa hấp dẫn với khách hàng, vừa đảm bảo có lợi nhuận cho quán.
Thêm nữa, tùy loại đồ ăn bạn có thể ghép cặp thành các combo với giá ưu đãi để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn và chọn món nhanh hơn. Ví dụ như combo 1 bánh mì 1 nước, 1 bánh mì 1 xúc xích,…
Bước 7: Tìm nguồn cung thực phẩm ổn định, đảm bảo vệ sinh
Dựa vào menu các món ăn để lên danh sách các loại nguyên liệu, thực phẩm cần dùng và có kế hoạch nhập hàng rõ ràng. Lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, có nguồn hàng chất lượng, đảm bảo vệ sinh và chi phí hợp lý để hợp tác lâu dài.
Thêm nữa, bạn hãy đầu tư cho mình các kiến thức về nguyên vật liệu như cách phân biệt thịt cá tươi ngon, phân biệt hoa quả không tươi hoặc ngâm thuốc,… hay các công thức sơ chế, chế biến thực phẩm để đảm bảo chất lượng món ăn đưa đến tay khách hàng.
Xem thêm: Bán đồ ăn sáng nên bán món gì? Các món ăn sáng bán chạy nhất 2022
Bước 8: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Bước quan trọng tiếp theo trong kế hoạch mở quán ăn sáng là tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự cho quán. Tuỳ vào hình thức và quy mô quán ăn để bạn tính toán số lượng nhân sự cần cho mỗi vị trí.
Đa phần các quán ăn sáng bình dân quy mô nhỏ, chủ quán đều là người đứng bếp chính và bạn chỉ cần thuê thêm 1-2 nhân viên phục vụ là đủ. Có thể thuê nhân viên với mức lương cố định theo tháng hoặc thuê học sinh/sinh viên làm theo giờ để tiết kiệm chi phí.
Đặc thù của mô hình phục vụ nhanh là khách hàng chỉ tập trung đông vào một vài khung giờ cao điểm nên khi tuyển chọn nhân sự bạn cần lưu ý những bạn nhanh nhẹn và biết việc.
Trong quá trình phục vụ, nhân viên phải luôn có thái độ niềm nở, nhiệt tình. Bởi đôi khi, việc phải chờ đợi quá lâu khi quán đông khách hoặc đồ ăn đưa ra chưa được ngon sẽ được xoa dịu nếu nhân viên ở đó có thái độ phục vụ tốt. Đây cũng sẽ là một điểm cộng lớn để khách hàng tiếp tục đến với quán của bạn sau này.
Mặt khác, để đào tạo và quản lý tốt nhân viên, bạn nên lập một bảng mô tả chi tiết công việc để nhân viên hiểu rõ hơn. Bảng mô tả công việc không nhất thiết phải có quy mô như các công ty lớn, điều quan trọng là nó cần phải liệt kê được trách nhiệm, phận sự và quyền lợi của nhân viên với từng công việc. Kèm theo đó bạn nên xây dựng một chế độ đãi ngộ, lương thưởng phù hợp.
Bước 9: Hoàn tất các thủ tục pháp lý
Một số loại giấy tờ cần hoàn tất trước khi khai trương quán đó là xin giấy phép kinh doanh (dưới hình thức hộ gia đình hoặc doanh nghiệp), giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy phép phòng chống cháy nổ,…
Nếu quán ăn của bạn có phục vụ đồ uống có cồn như rượu bia hoặc thuốc là thì cấn có giấy phép kinh doanh cho các loại mặt hàng này.
Bước 10: Lên kế hoạch quảng cáo, marketing hiệu quả
Một kế hoạch mở quán ăn sáng chi tiết sẽ không thể thiếu các hoạt động marketing, quảng bá cho khách hàng biết đến quán của mình nhiều hơn.
Hiện nay có rất nhiều công cụ online giúp bạn quảng cáo, tiếp thị rộng hơn mà không cần phải đổ một số tiền đắt đỏ vào nó. Cụ thể với trang mạng xã hội Facebook, bạn có thể đăng bài lên trang cá nhân, lập fanpage riêng cho quán hoặc đăng nhiều bài giới thiệu vào các trang nhóm lớn, hoặc nhờ khách hàng review đánh giá quán,…
Bạn có thể nhắn gửi lời mời đến người thân, bạn bè và thu hút khách hàng đến quán bằng những chương trình khuyến mại đặc biệt như giảm giá món ăn, tặng kèm đồ uống khi mua xôi/bánh mì, tặng voucher giảm giá cho lần mua tiếp theo, khuyến mãi mua 1 tặng 1,… kết hợp với các biển bảng trang trí thu hút tại quán trong những ngày đầu khai trương.
Ngoài ra, bạn có thể ghi danh tên quán lên những trang website, fanpage về địa điểm ăn uống hoặc hợp tác với các bên giao đồ ăn như Now Shopee, Baemin, Be,… nếu quán bạn có bán online mang về.
Xem thêm: Bí quyết mở quán ăn sáng đông khách lãi cao
Trên đây là một vài kinh nghiệm lập kế hoạch mở quán ăn sáng cho người chuẩn bị kinh doanh. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ phần nào đưa ra được định hướng và giúp bạn tự tin hơn để bắt đầu một hành trình mới trong sự nghiệp của mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay những điều gì muốn chia sẻ, hãy comment vào ô bên dưới nhé!
Chúc bạn khởi nghiệp thành công!