10 bước xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì cho người mới bắt đầu
Kinh doanh bánh mì là mô hình đang được nhiều hộ kinh doanh lựa chọn. Với những lợi thế như vốn ít, đa dạng các loại bánh, phù hợp với sở thích nhiều người nên kinh doanh bánh mì có lợi nhuận rất tốt. Điều này rất hấp dẫn, tuy nhiên với những người mới, việc bắt đầu từ đâu, làm sao mở được quán,… đều là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngay bây giờ, hãy cùng NEWSUN lên một kế hoạch mở tiệm bánh mì cụ thể từ khâu ý tưởng cho đến thực thi nhé!
1. Lên ý tưởng và mô hình kinh doanh
Nội Dung
- 1 1. Lên ý tưởng và mô hình kinh doanh
- 2 2. Chuẩn bị vốn
- 3 3. Chuẩn bị giấy giờ và xin giấy phép kinh doanh
- 4 4. Chọn thực đơn cho tiệm bánh
- 5 5. Học cách làm bánh
- 6 6. Làm menu giá cụ thể
- 7 6. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
- 8 7. Trang trí
- 9 8. Đầu tư trang thiết bị
- 10 9. Quảng cáo để thu hút khách hàng
- 11 10. Lên thực đơn nước uống đi kèm
Không chỉ khi lên kế hoạch mở tiệm bánh mì mà với tất cả các loại hình kinh doanh khác, khi bắt đầu, bạn đều phải lên ý tưởng trước. Với tiệm bánh mì sẽ có một số câu hỏi bạn cần trả lời như: bạn muốn kinh doanh loại bánh gì, mô hình nào đang khiến bạn quan tâm? Hãy sáng tạo ra những ý tưởng mới lạ để tạo sự khác biệt so với những quán khác.
Chúng ta đừng quên tham khảo chiến lược kinh doanh 4P: Product (sản phẩm), Place (địa điểm), Price (giá) và Promotion (quảng bá). Tất cả các mô hình kinh doanh đều nên được triển khai theo chiến lược này.
Bên cạnh đó, chỉ riêng việc bán bánh mì cũng đã có tới vài mô hình khác nhau như: Xe bánh mì, mở quán bánh mì có phục vụ tại chỗ, mở quán có quầy bánh (chỉ bán mang về),…Hãy chọn một loại phù hợp để bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Bởi chọn được mô hình và có ý tưởng rồi thì việc xây dựng kế mở tiệm bánh mì tiếp theo mới ít gặp khó khăn.
Tìm hiểu thông tin: 6 rủi ro khi mở tiệm bánh thường gặp
2. Chuẩn bị vốn
Vốn luôn là điều kiện tất yếu trong kế hoạch mở tiệm bánh mì. Có vốn thì bạn mới có thể bắt đầu khởi nghiệp. Quá trình từ khi lên ý tưởng cho tới thực thi sẽ cần chi rất nhiều các khoản phí khác nhau. Do đó, nếu không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, bạn sẽ bị thâm hụt vốn lúc nào không hay. Đặc biệt, với những người không có kinh nghiệm quản lý tiền bạc thì càng cần phải có kế hoạch chi tiêu cụ thể.
Với việc mở một tiệm bánh ngọt, chúng ta sẽ cần chi những khoản phí cố định như sau:
- Chi phí thuê địa điểm và trang trí quán.
- Thiết bị nhà bếp phục vụ quá trình làm bánh.
- Thiết bị và dụng cụ phục vụ khách hàng
- Phí xin giấy phép kinh doanh.
- Chi phí cho việc marketing quán.
- Chí thuê nhân viên (nếu có).
- Tiền mua nguyên liệu làm bánh hàng ngày.
- Chi phí dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu tiên.
Tìm hiểu thông tin: Mở tiệm bánh kem cần bao nhiêu vốn?
3. Chuẩn bị giấy giờ và xin giấy phép kinh doanh
Dù bạn mở tiệm bánh nhỏ hay lớn thì việc xin giấy đăng ký kinh doanh là điều nhất định phải làm. Để đăng ký kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh dành cho hộ kinh doanh cá thể.
- Danh sách các cá nhân tham gia góp vốn thành lập.
- Bản sao hợp đồng thuê mượn mặt bằng/sổ đỏ.
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của các cá nhân tham gia kinh doanh góp vốn.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp các cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra, với các quán ăn nói chung, chúng ta còn cần xin thêm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc xin đầy đủ giấy phép tuy sẽ tốn thời gian nhưng sẽ đảm bảo cho quá trình hoạt động sau này.
4. Chọn thực đơn cho tiệm bánh
Khi xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì, việc lên thực đơn vô cùng quan trọng. Bạn có thể tham khảo rất nhiều các loại như: Bánh mì budget, bánh mì nguyên cám, bánh mì hoa cúc, bánh bông lan trứng muối,… Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số loại bánh mì khác như bánh mì que cay, bánh mì Doner Kebab, bánh hamburger, bánh mì pate,…
Ngoài ra, nếu có khả năng, chúng ta có thể tham khảo thêm một số loại bánh ngọt khác như bánh Tart, bánh táo, bánh Macaron,…Và đặc biệt, một món phổ thông mà bất kỳ tiệm bánh mì nào cũng bán đó là khoai nướng.
Nhìn chung, dù lên menu món như thế nào thì bạn cũng cần phải có món Signature. Đây sẽ là món ăn đặc trưng mang dấu ấn riêng của tiệm. Món bánh đó cũng phải thật, được nhiều người biết đến.
Nếu bạn để menu rất nhiều món nhưng có loại bánh nổi bật thì sẽ rất khó giữ được khách.
>>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt thành công
5. Học cách làm bánh
Học cách làm bánh là việc bạn nhất định cần làm khi xây dựng kế hoạch mở tiệm bánh mì. Đầu tiên, khi đã xác định được món bánh Signature, bạn cần học cách để làm món đó thật ngon. Nếu có thể làm khách hàng trầm trồ khi thưởng thức thì càng tốt. Tuy vậy, bạn cũng đừng bỏ qua những món khác trong menu. Cố gắng làm ra những món bánh ngon nhất có thể để thu hút khách hàng nhé!
Giá cả là yếu tố quan trọng mà bạn sẽ phải mất nhiều thời gian tìm hiểu và cân nhắc khi lên kế hoạch mở tiệm bánh mì. Bán giá thấp thì lãi ít, giá cao thì không ai mua và khó cạnh tranh. Bởi mình là quán mới, chưa có khách hàng trung thành.
Do đó, tốt nhất bạn hãy đi vòng vòng các tiệm bánh để tham khảo giá và chọn ra mức hợp lý để có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có đa dạng các option với nhiều mức giá khác nhau như: 15k, 20k, 30k, 35k,… Bởi mỗi khách hàng có một sở thích khác nhau, người thích ăn thịt, người lại không thích pate. Trong khi đó, có những người chỉ cần 1 ổ bánh mì nhỏ để lót dạ là đủ.
6. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Lựa chọn địa điểm kinh doanh có vị trí đẹp, thuận lợi là một trong những bước quan trọng giúp tiệm bánh của bạn thu hút được nhiều khách, mang lại doanh thu cao hơn. Những tiệm bánh mặt đường hoặc gần các khu vực như bệnh viện, trường học, khu tập trung đông văn phòng, khu công nghiệp, khu dân cư thường sẽ thu hút thực khách hơn so với những quán nằm trong ngõ khó tìm.
Chúng ta có thể cân nhắc để thuê lại mặt bằng, tận dụng kinh doanh tại nhà, bán online hoặc thậm chí là mua một chiếc xe đẩy cũng rất tốt. Đặc biệt, nếu quán của bạn có phục vụ tại chỗ thì nên có nơi để xe cho khách đi đường ghé vào. Đôi khi, chỉ vì tiệm không có chỗ để xe nên khách hàng không muốn vào ăn.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm tới một số tiêu chí như diện tích, hợp đồng thuê nhà,…. Để công việc sau này suôn sẻ.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách làm bánh làm từ bột mì thơm ngon
7. Trang trí
Khi lên kế hoạch mở tiệm bánh mì, bánh ngọt, ngoài những yếu tố trên thì trang trí quán cũng là điều cần thiết để gây chú ý với khách hàng. Bạn nên trang trí quán sao cho phù hợp với mô hình kinh hình kinh doanh và đối tượng khách hàng hướng đến. Với những quán phục vụ tại chỗ chỗ thì càng cần phải trang trí tỉ mỉ, bắt mắt để tạo sự thoải mái cho khách ngồi ăn.
Có một số phong cách trang trí mà bạn có thể tham khảo như:
- Phong cách đơn giản, tinh tế: Sử dụng màu sắc tương phản trên nền trắng làm chủ đạo, dùng vật liệu từ nhiên, có sự pha trộn giữa cũ và mới, ưu tiên dùng ánh sáng tự nhiên, nên dùng hệ thống đèn LED.
- Phong cách hiện đại: Phù hợp với các gam màu trung tính (be, đen, ghi,…), Nội thất góc cạnh và có hình khối táo bạo. Chất liệu thường dùng là gỗ công nghiệp, gỗ ép có tính ứng dụng cao.
- Phong cách truyền thống: Phong cách này không yêu cầu quá nhiều về trang trí, nhưng bạn hãy tạo điểm nhấn thông qua các chi tiết nhỏ. Các loại vật liệu có thể tham khảo như tre, nứa, hoa sen, cọ dừa,…
- Phong cách vintage: Đây là loại rất hot trong vài năm trở lại đây. Màu sắc thường dùng là be, xám, cát,… Nội thất dùng đồ cổ hoặc mô phòng những thứ cũ, hệ thống ánh sáng thường sẽ là màu vàng hoặc trắng.
Việc trang trí này cần phải được tính toán kỹ càng khi lên kế hoạch mở tiệm bánh mì nhé!
8. Đầu tư trang thiết bị
Đã mở tiệm bánh thì chắc chắn bạn không thể không đầu tư trang thiết bị. Tất cả những thứ cần mua phải được ghi rõ ràng về loại và số lượng trong kế hoạch mở tiệm bánh mì.
- Thiết bị nhà bếp hỗ trợ làm bánh sẽ gồm có: Máy trộn bột mì, máy đánh kem trứng, lò nướng bánh mì, lò nướng bánh ngọt, tủ ủ bột, máy chia bột,…máy cán bột, tủ trưng bày thực phẩm,…
- Thiết bị phục vụ khách hàng gồm có: bàn ghế, đĩa, thìa, nĩa,…
Việc đầu tư các máy móc cần thiết sẽ giúp việc làm bánh của bạn diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và ít xảy ra các sự cố gây hỏng mẻ bánh so với làm bánh thủ công hoàn toàn.
9. Quảng cáo để thu hút khách hàng
Phần tiếp theo cũng không kém phần quan trọng trong kế hoạch mở tiệm bánh đó là xây dựng chiến lượng marketing. Làm thế nào để một tiệm bánh mới mở có thể thu hút được nhiều khách tới?
- Chạy quảng cáo, dùng chương trình khuyến mãi
Cách tốt nhất để tiếp cận khách hàng là bạn hãy tạo các bài viết và video để chạy quảng cáo trên mạng xã hội. Sau đó, hãy thu hút khách hàng bằng những hình ảnh bánh đẹp mắt và nhiều khuyến mãi hấp dẫn. Trong những ngày đầu khai trương, nên có chương trình giảm giá sốc để kéo khách tới trải nghiệm. Nếu bánh ngon, giá lại rẻ thì họ sẽ thường xuyên tới tiệm. Như vậy là bạn đã có nhóm khách hàng trung thành đầu tiên rồi.
- Book review
Tính đến thời điểm hiện tại, việc book review trên các fanpage, hội nhóm facebook lớn hoặc những reviewer có lượt theo dõi cao vẫn đang rất hiệu quả. Giá cả sẽ tùy thuộc vào độ nhận biết của người bạn định thuê.
Liên kết với các app giao đồ ăn
Dù kinh doanh theo mô hình nào thì bạn cũng đừng bỏ qua vùng đất béo bở – “bán online”. Đặt đồ ăn online đã trở thành xu hướng phổ biến, do đó cũng có rất nhiều các công ty ra mắt app giao đồ ăn để phục vụ người dùng như: GrabFood, Foody, Now, Baemin, GoFood, … Bạn hãy tìm hiểu và hợp tác với các app đồ ăn này, chúng ta chỉ cần làm bánh, việc giao hàng đã có shipper lo rồi.
>>> Xem thêm: Mở quán lẩu nướng cần bao nhiêu vốn? Bật mí 7 khoản phí cần chi
10. Lên thực đơn nước uống đi kèm
Có bánh rồi thì chắc chắn phải có đồ uống đi kèm. Chúng ta nên tham khảo một số loại nước uống giải khát, sinh tố, nước ép, cafe,… để làm đa dạng menu. Bởi đã vào tiệm ăn bánh thì khách hàng sẽ muốn mua thêm nước uống cùng cho bớt khát.
Ngoài ra, bạn có thể nghiên cứu để cho ra một số combo bánh kèm 1 loại nước uống với mức giá “hời” hơn để tăng lượt mua.
Trên đây là gợi ý 10 bước giúp bạn lên một kế hoạch mở tiệm bánh mì hoàn chỉnh. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh bánh thì hãy tham khảo và xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiết nhé.
Chúc các bạn thành công!