Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn trong thời kỳ suy thoái kinh tế
Làm sao để xây dựng được một kế hoạch kinh doanh quán ăn hiệu quả? Hãy cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN tìm hiểu bài viết dưới đây!
Kinh doanh quán ăn là lĩnh vực tiềm năng đem lại lợi nhuận cao nên ngày càng có nhiều hàng quán mọc lên với những phong cách độc đáo, món ăn đa dạng và mới lạ. Thị trường cạnh tranh cũng từ đó mà khốc liệt hơn, đòi hỏi những chủ quán ăn khởi nghiệp phải thật nghiêm túc và nhanh nhạy. Vậy nên, họ cần có một kế hoạch kinh doanh quán ăn nhất quán, xuyên suốt và chi tiết để thu hút nhiều khách hàng hơn, cũng như đánh bại đối thủ.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Nội Dung
- 1 Bước 1: Nghiên cứu thị trường
- 2 Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh quán ăn
- 3 Bước 3: Đặt ra mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh quán ăn
- 4 Bước 4: Lập kế hoạch mở quán ăn
- 4.1 Xây dựng kế hoạch tài chính
- 4.2 Chuẩn bị giấy phép kinh doanh
- 4.3 Lựa chọn mặt bằng mở quán ăn
- 4.4 Lựa chọn phong cách thiết kế quán
- 4.5 Lên thực đơn, thiết kế menu
- 4.6 Lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu
- 4.7 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân viên
- 4.8 Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng
Trước khi lên kế hoạch kinh doanh quán ăn, bạn cần phải nghiên cứu thị trường để xem đâu là mô hình phù hợp nhất để bạn đầu tư. Có 3 yếu tố chính sau bạn cần quan tâm:
Thị trường ngành
Nghiên cứu thị trường ngành sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh về thực trạng và xu hướng phát triển, kinh doanh trong thị trường. Bạn sẽ biết được quy luật cung – cầu của ngành thực phẩm như: Món ăn nào được yêu thích, đâu là mô hình kinh doanh tiềm năng, các xu hướng thay đổi trong ngành,… Thêm đó là sự tác động của yếu tố xung quanh đến ngành hàng này như luật pháp, chính trị, kinh tế, môi trường, văn hóa và công nghệ,…
Những tìm hiểu này sẽ giúp bạn trong quá trình lựa chọn mô hình kinh doanh, đối tượng khách hàng, sản phẩm – dịch vụ và thực đơn phù hợp.
Đối với những quán ăn nhỏ có ngân sách và nguồn lực hạn chế, bạn nên đánh vào thị trường ngách, tập trung vào phân đoạn nhỏ, phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, nhóm sản phẩm kinh doanh sẽ mang tính đặc thù hóa cao hơn và có thể cạnh tranh được trên thị trường.
>>> Xem thêm: 9 kinh nghiệm kinh doanh quán ăn bất bại dành cho người mới bắt đầu
Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu chính là đối tượng mà quán sẽ phục vụ. Chủ quán ăn cần vẽ ra chân dung khách hàng tiềm năng và làm rõ những đặc điểm như: giới tính, độ tuổi, sở thích, thói quen, trình độ, nghề nghiệp, khả năng tài chính, hành vi tiêu dùng,…
Nếu bạn có nhiều tệp khách hàng khác nhau, hay phân chia tệp khách hàng cho phù hợp và đánh giá xem đâu là nhóm khách hàng chính mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho quán.
Đối thủ cạnh tranh
Một thị trường tiềm năng ắt hẳn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Xác định xem đối thủ của bạn là ai, họ kinh doanh sản phẩm gì, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh của họ?
Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hiểu đối thủ hơn và rút ra kinh nghiệm cho mình, từ đó có thể cải thiện để tốt hơn họ.
Bước 2: Lên ý tưởng kinh doanh quán ăn
Sau khi xác định và tìm hiểu thị trường mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm là lên ý tưởng và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Có 4 hướng để bạn phân loại:
- Loại hình nhà hàng, quán ăn theo phân khúc: quán ăn bình dân, nhà hàng trung cấp, cao cấp,… hoặc quán ăn quy mô nhỏ, trung bình và quy mô quán lớn.
- Loại hình phục vụ: quán ăn chọn món, nhà hàng buffet, quán bán mang về, quán ăn tự phục vụ, nhà hàng kết hợp nghỉ dưỡng,…
- Phong cách món ăn theo quốc gia, vùng miền: nhà hàng ẩm thực Việt, nhà hàng món Huế, quán ăn Nhật, Hàn, nhà hàng Âu,…
- Chủ đề món ăn: quán chuyên lẩu – nướng, nhà hàng hải sản, nhà hàng chay,… hoặc quán ăn chuyên thịt bò, thịt chó, thịt thỏ, thịt lươn,…
>>> Xem thêm: 14+ mô hình kinh doanh quán ăn thu lãi cao nhất 2022
Bước 3: Đặt ra mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh quán ăn
Dĩ nhiên muốn vẽ ra con đường thì bạn phải có điểm đầu và điểm cuối, những mục tiêu và thành quả chính là động lực để bạn cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng của bạn.
Kế hoạch kinh doanh quán ăn là kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, cách thức con người đạt đến các mục tiêu đó. Do vậy, để lên được một chiến lược kinh doanh quán ăn hoàn hảo trước hết chủ kinh doanh cần đặt ra những mục tiêu cụ thể và định hướng rõ ràng, bởi đó chính là kim chỉ nam cho một bản kế hoạch chính xác, phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên và những rủi ro sau này.
Một vài vấn đề quan trọng mà bạn cần xác định rõ khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng, quán ăn bao gồm:
- Định vị: Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Phong cách nhà hàng như thế nào? Làm thế nào để thu hút và phục vụ khách hàng tốt hơn?
- Quy mô quán ăn: Nhỏ, vừa hay bé? Phục vụ được bao nhiêu khách trong ngày? Có những dịch vụ hay tiện ích gì hay không? Từ đó bạn có thể xác định được số lượng nhân viên và diện tích mặt bằng phù hợp.
- Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, điểm hòa vốn: Doanh thu mong muốn, tốc độ tăng trưởng của nhà hàng, dự kiến bao lâu bạn sẽ thu hồi được vốn.
Khi thiết lập mục tiêu kinh doanh, chủ nhà hàng cần đảm bảo các yếu tố như: tính cụ thể, rõ ràng; số hóa đo lượng được; khả thi trong khả năng của quán; mục tiêu phải liên quan tới cái mục đích lớn nhất và cần có thời hạn cụ thể cho từng mục tiêu.
Bước 4: Lập kế hoạch mở quán ăn
Sau khi đã xác định được điểm đầu và điểm cuối cần đi đến thì bạn cần lên kế hoạch cho chặng đường mình sắp trải qua, các kế hoạch về tài chính, nguồn nhân lực, marketing, bán hàng,…
Xây dựng kế hoạch tài chính
Dù là nhà hàng to hay quán ăn nhỏ thì việc xây dựng một bản kế hoạch tài chính chi tiết là vô cùng quan trọng, càng chi tiết càng tốt. Bên cạnh số vốn bỏ ra ban đầu thì mỗi ngày – tuần – tháng cần phải chi ra bao nhiêu để trả cho các nhà cung cấp, bao nhiêu cho lương nhân viên, thuê nhà và các khoản phí khác.
Dựa vào tổng chi để lên kế hoạch cần phải đạt doanh thu bao nhiêu mỗi ngày – tuần – tháng để hòa vốn hay có lời và tính toán xem quán có thể chịu lỗ trong khoảng thời gian bao lâu, dự trù các khoản dự phòng. Nếu không có đủ nguồn tiền xoay vòng và cũng không thể gọi thêm vốn để duy trì quán thì việc phải sang nhượng quán là tất yếu và càng sớm càng tốt.
Về số vốn cần chuẩn bị, bạn cần tính toán các khoản đầu tư bán đầu và sau khi quán đi vào hoạt động, thêm nữa là khoản kinh phí dự trù cho những tình huống bất ngờ xảy đến. Hãy chuẩn bị số vốn dư từ 10 đến 15% trên tổng mức đầu tư để duy trì quán ăn cho những ngày đầu khai trương.
Chuẩn bị giấy phép kinh doanh
Một số loại giấy tờ cần thiết trong hoạt động kinh doanh quán ăn, nhà hàng bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hộ gia đình hoặc doanh nghiệp), giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép phòng chống cháy nổ. Ngoài ra còn có giấy phép kinh doanh thức uống có cồn đối với hàng quán bán bia rượu, giấy phép đăng ký thương hiệu độc quyền,…
Mỗi loại hình quán ăn sẽ có những yêu cầu khác nhau về thủ tục giấy tờ, cần tìm hiểu thật kỹ kinh doanh quán ăn cần giấy phép gì để hoàn thành đầy đủ, tránh gặp phải các vấn đề rắc rối về sau.
Lựa chọn mặt bằng mở quán ăn
Mặt bằng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công của quán ăn. Dựa vào đặc điểm khách hàng, quy mô và loại hình quán mà lựa chọn mặt bằng sao cho phù hợp.
Quán phải đặt tại vị trí dễ nhận biết và thuận tiện cho khách ghé thăm. Một quán ăn dù có ngon đến đâu nhưng đặt tại nơi quá xa xôi, hẻo lánh rồi địa chỉ khó tìm thì đi ăn quả là cực nhọc đúng không nào? Tuy nhiên, địa điểm đông vui, gần trung tâm, giao thông thuận tiện, dễ tìm kiếm thì chắc chắn tính cạnh tranh sẽ rất cao. Không nên vội xem đó là bất lợi mà nên tính toán sự ảnh hưởng của các hàng quán xung quanh thông qua mức độ cạnh tranh cũng như lợi ích trong vấn đề tạo chuỗi liên kết, hình thành khu vực tập trung nhằm xây dựng thương hiệu.
Thêm nữa, cần xem xét khu vực khách để xe, vị trí giao thông có thuận tiện dừng đổ, quay đầu hay không, hoặc tình hình an ninh trật tự,…
Lựa chọn phong cách thiết kế quán
Sau khi đã có mặt bằng vừa ý, chủ kinh doanh cần phân bổ diện tích từng khu vực sao cho phù hợp, thực hiện các công đoạn sửa chữa, thi công, thiết kế theo phong cách đã định hướng. Không gian quán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng, do đó cần khảo sát nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu để trang trí cho thật phù hợp.
Từ cách lựa chọn kích thước, màu sắc bàn ghế, tủ, dụng cụ, đồ trang trí cho đến cách bài trí vật dụng cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi lên kế hoạch kinh doanh quán ăn, nhà hàng.
Xây dựng menu cũng là bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh quán ăn, nhà hàng. Bạn hãy xác định xem trong menu sẽ bao gồm những món ăn gì, phân chia theo nhóm như thế nào, đâu là món chính, món ăn kèm, combo, giá cả ra sao và thiết kế sao cho thật đẹp mắt để thu hút khách hàng.
Khi thiết kế menu cần lưu ý làm nổi bật lên những món ăn đặc trưng hoặc những món có khả năng mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt nhất cho quán. Đó có thể là món ăn ngon nhất, đắt nhất hoặc bán chạy nhất để khuyến khích khách hàng lựa chọn.
>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn giúp bạn thành công
Bên cạnh những món ăn chính thì bạn nên đa dạng hóa thực đơn, đưa thêm các món ăn kèm hay các combo khuyến mại để khách hàng mua nhiều hơn và chọn món nhanh hơn. Một số quán có thể xem xét thêm các món ăn theo mùa hay không. Việc thiết kế và đặt tên món ăn cũng cần được chú ý.
Lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu
Về trang thiết bị, bạn nên lên danh sách và liên hệ các nhà cung cấp uy tín để mua hàng. Hãy đầu tư những sản phẩm có chất lượng tốt ngay từ đầu vì đây sẽ là những thứ bạn sử dụng lâu dài và ảnh hưởng trức tiếp đến hoạt động kinh doanh của quán.
Một số trang thiết bị cơ bản cần thiết trong mọi nhà hàng, quán ăn đó là:
- Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc chế biến như bếp, xoong chảo, lò nướng, dao thớt, máy thái thịt,…
- Thiết bị, dụng cụ pha chế tại quầy như máy pha chế, máy xay, máy ép, các loại cốc, ly, ống hút,…
- Thiết bị bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, tủ đông, quầy kệ lưu trữ,…
- Vật dụng trang trí quán ăn: bàn ghế, đèn, quạt, điều hòa,…
- Vật dụng cho khách: bát, đĩa, đũa, thìa, nĩa,…
- Thiết bị hỗ trợ bán hàng, quản lý giám sát,…
Về nguyên vật liệu, bạn nên có kế hoạch nhập hàng rõ ràng, lựa chọn đối tác cung cấp thường xuyên và uy tín, đồ tươi ngon chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên tham khảo giá ở một vài nơi để có giá nhập tốt nhất, tuy nhiên không nên chọn những nơi đưa ra mức giá quá rẻ và thực phẩm không rõ nguồn gốc.
>>> Xem thêm: Mở quán ăn cần chuẩn bị những gì?
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân viên
Nhân viên là nhân tố quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, được xem là bộ mặt của nhà hàng bởi họ là những người sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên cũng sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm và đánh giá của khách.
Khi tuyển dụng nhân viên, người chủ cần xác định xem cần tuyển những vị trí gì, số lượng nhân viên cho mỗi vị trí và có những bản mô tả công việc ghi rõ yêu cầu mà ứng viên phải có. Tiếp đó là xây dựng các quy định chung về thời gian, tác phong và quy trình làm việc. Các chế độ lương thưởng cũng đóng vai trò quan trọng để bạn có được những nhân viên ưu tú nhất và tạo động lực cho họ.
Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng
Giai đoạn đầu mới mở quán chưa được nhiều người biết tới, các chủ kinh doanh cần xây dựng kế hoạch marketing để quảng bá hình ảnh cho quán.
Với sự phát triển của internet và mạng xã hội như hiện nay thì Facebook, Instagram, Zalo chính là những sân chơi mà nhiều chủ cửa hàng có thể lựa chọn. Thông dụng nhất là Facebook, bạn có thể lập một fanpage cho quán, đăng bài giới thiệu trên trang cá nhân, đăng bài “review” vào các hội nhóm, hoặc có thể thuê KOLs, fanpage và group lớn để lên bài thu hút khách hàng, tạo độ uy tín cho quán.
Với quy mô và điều kiện lớn hơn, nhà hàng có thể lập website, chạy quảng cáo Google, thuê báo,… Nên có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá, khuyến mại mua 2 tặng 1, tặng voucher, tặng quà,… để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, hiện nay các bên giao hàng như Bee, Shopee Food, Baemin, Grab Food,… cũng sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn mỗi khi khách muốn đặt đồ ăn online.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh quán ăn chưa bao giờ là điều đơn giản bởi nó yêu cầu sự am hiểu về thị trường, đối thủ cũng như tầm nhìn dài hạn trước những biến động của thị trường. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước xây dựng chiến lược kinh doanh quán ăn và cách lập kế hoạch chi tiết, từ đó bạn sẽ có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi bắt tay vào khởi nghiệp.