Cách kinh doanh quán ăn đông khách cho người mới hốt bạc triệu
Kinh doanh ẩm thực, dịch vụ ăn uống luôn là lĩnh vực tiềm năng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để kinh doanh quán ăn thành công lại không hề đơn giản! Mức độ cạnh tranh cao, bắt buộc chủ kinh doanh phải nắm rõ các thông tin, kiến thức cần thiết và có chiến lược hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị trường, gặt hái được trái ngọt. Điện máy thực phẩm NEWSUN đã tổng hợp kinh nghiệm mở quán ăn cho người mới khởi nghiệp trong bài viết dưới đây, mời anh chị cùng tham khảo.
Lên ý tưởng, lựa chọn loại hình kinh doanh quán ăn
Nội Dung
- 1 Lên ý tưởng, lựa chọn loại hình kinh doanh quán ăn
- 2 Phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm ra lối đi riêng
- 3 Mở quán ăn cần chuẩn bị những gì? Cần bao nhiêu vốn
- 4 Đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn, nhà hàng
- 5 Xây dựng kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt
- 6 Nguyên tắc “vàng” kinh doanh quán ăn thành công
- 7 Kinh nghiệm, cách kinh doanh quán ăn hiệu quả (bổ sung thêm)
- 8 Lời kết
Vấn đề quan trọng đầu tiên với những ai đang có ý định mở quán ăn đó chính là xác định rõ loại hình mà mình muốn kinh doanh. Bởi nhu cầu ăn uống, giải trí của con người vô cùng đa dạng và không ngừng thay đổi, mỗi đối tượng khách hàng khác nhau lại đòi hỏi một cách phục vụ khác nhau, trong khi nguồn lực thì hạn chế. Chính vì vậy, việc xác định rõ mô hình quán ăn, về phong cách, quy mô, xu hướng ẩm thực và chất lượng dịch vụ,… trước khi bắt tay vào đầu tư là vô cùng quan trọng.
Để có được ý tưởng độc đáo áp dụng vào mô hình kinh doanh hiệu quả thì bạn cần nắm chắc thị hiếu khách hàng, những mặt hàng đang bán chạy, tỷ lệ lợi nhuận cùng kinh nghiệm, năng lực tài chính của bản thân để đưa ra quyết định phù hợp.
Đừng tưởng tượng mà hãy nhìn vào thực tế, có 4 yếu tố quan trọng mà bạn phải nghiên cứu:
- Loại hình nhà hàng, quán ăn theo phân khúc: quán ăn bình dân, nhà hàng trung – cao cấp, nhà hàng cao cấp, nhà hàng miệt vườn,… Ngoài ra còn có quán ăn quy mô nhỏ, trung bình và quy mô lớn.
- Loại hình phục vụ: quán ăn chọn món, nhà hàng buffet, quán ăn mua mang về, nhà hàng tự phục vụ, quán ăn kết hợp cafe,…
- Phong cách món ăn mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa của quốc gia, vùng miền: quán ăn Nhật, Hàn, nhà hàng Âu, nhà hàng ẩm thực Việt,…
- Chủ đề món ăn: quán ăn lẩu nướng, nhà hàng hải sản, nhà hàng chay,… hoặc quán ăn chuyên thịt bò, thịt chó, thịt thỏ,…
Một trong các mô hình kinh doanh ăn uống được ưa chuộng nhất hiện nay là mở quán ăn nhỏ, có thể là quán cháo, quán bún phở, quán ăn lẩu nướng vỉa hè,… Mô hình này phù hợp với những người có vốn ban đầu thấp và mới bắt đầu khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, hiện nay còn có xu hướng mở quán ăn online giúp bạn tiết kiệm phần nào các chi phí như mặt bằng, nhân viên phục vụ,…
>>> Xem thêm: 14+ mô hình kinh doanh quán ăn thu lãi cao nhất 2022
Phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm ra lối đi riêng
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng!”. Sau khi đã xác định được loại hình kinh doanh quán ăn bạn muốn theo đuổi thì tiếp theo phải liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực bạn muốn mở quán.
Đối thủ ở đây bao gồm cả cạnh tranh trực tiếp là các quán phục vụ cùng loại đồ ăn, đồ uống mà bạn sẽ kinh doanh và cạnh tranh gián tiếp là những quán phục vụ loại đồ ăn khác có tệp khách hàng tương tự.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ biết được mục tiêu, chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu và cách làm của họ, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, đồng thời xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả và độc đáo với những nét khác biệt mà chưa ai làm. Có như vậy, quán ăn của bạn dù ra đời sau nhưng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.
Để tạo nét riêng cho quán ăn, bạn có thể tập trung vào những khía cạnh như:
- Món ăn: Tập trung vào 1 hoặc 1 vài món đặc trưng tạo nên thế mạnh của quán để khi nhắc đến món ăn đó họ sẽ nhớ ngay đến quán của bạn (theo ý tích cực).
- Giá cả: khuyến mại tặng kèm, mua combo,…
- Địa điểm: Có thể nằm ở một con phố tấp nập hoặc hẻo lánh, hoặc nằm trong trung tâm thương mại, trên một tòa nhà cao tầng,…
- Phong cách thiết kế và trang trí: Có thể là phong cách bình dân, sang trọng, phong cách phương Tây, cổ điển, đơn giản,… cần ăn nhập với món ăn và phù hợp với tệp khách hàng quán hướng đến.
Mở quán ăn cần chuẩn bị những gì? Cần bao nhiêu vốn
Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc cần bao nhiêu vốn bỏ ra cho một quán ăn, nhà hàng. Tùy vào lựa chọn muốn mở quán lớn hay nhỏ mà số tiền vốn bỏ ra sẽ khác nhau.
Các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh gồm có:
- Chi phí mặt bằng kinh doanh (tiền thuê mặt bằng, sửa chữa, trang trí quán ăn, bảng hiệu,…);
- Chi phí cơ sở vật chất (bàn ghế, đèn, quạt, điều hòa,…);
- Thiết bị bếp (nồi, bếp, chảo, lò nướng, máy móc sơ chế, dụng cụ chế biến,…);
- Dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, ly, cốc,…);
- Hệ thống bảo quản (tủ lạnh, tủ đông,…);
- Chi phí nguyên vật liệu nhập hàng ngày;
- Tiền thuê nhân viên, đồng phục nhân viên…;
- Chi phí marketing, quảng cáo, tổ chức event,…
Vấn đề về vốn rất quan trọng, do đó bạn cần tính toán thật kỹ càng dựa trên quy mô của quán mà bạn định kinh doanh. Tính toán chi phí đầu tư ban đầu và sau khi quán đi vào hoạt động, thêm nữa là khoản kinh phí dự trù.
Khi bạn đã quyết định lựa chọn kinh doanh quán ăn cần phải chuẩn bị tình huống bất ngờ xảy đến bất cứ lúc nào. Vì vậy bạn cần chuẩn bị nguồn vốn lưu động sẵn có để có thể xử lý các tình huống này tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Hãy chuẩn bị số vốn dư từ 10 đến 15% trên tổng mức đầu tư để duy trì quán ăn cho những ngày đầu khai trương.
Nếu bạn chỉ đơn thuần mở một quán ăn nhỏ, mặt bằng có sẵn thì chi phí sẽ dao động từ 20 đến 50 triệu đồng để chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu. Còn nếu bạn muốn mở nhà hàng thì chi phí bỏ ra ít nhất là 200 triệu và có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào quy mô và loại hình nhà hàng.
Các bạn cần mua sắm máy chế biến thực phẩm, thiết bị bếp công nghiệp như lò nướng Salamander, máy rang cơm, nồi điện đun nấu, máy thái thịt, máy xay thịt, bếp chiên, tủ hấp, máy thái rau củ, máy rửa – sấy bát công nghiệp,… hãy liên hệ với Điện máy thực phẩm NEWSUN để được cung cấp sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng nhất.
NEWSUN đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu và phù hợp với điều kiện tài chính nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
>>> Xem thêm: Mở quán ăn cần chuẩn bị những gì?
Đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn, nhà hàng
Mở quán ăn không chỉ cần vốn để mở quán mà còn cần trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Bao gồm như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép phòng chống cháy nổ và một số loại giấy cấp phép khác (đăng ký thương hiệu độc quyền, kinh doanh thức uống có cồn,…).
Mỗi mô hình quán ăn, nhà hàng lại có những yêu cầu khác nhau về thủ tục giấy tờ. Một quán ăn có đầy đủ các giấy phép kinh doanh theo quy định sẽ được coi là hợp pháp và bảo hộ bằng pháp lý. Ngược lại, nếu quán ăn không có giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ được coi như hoạt động trái phép và bị xử phạt theo từng mức độ. Do vậy, bạn cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh để tránh gặp phải các vấn đề rắc rối về sau.
Ngoài ra bạn cần tìm hiểu thêm các quy định, luật lệ của địa phương để hoạt động kinh doanh được thuận lợi và suôn sẻ hơn.
>>> Xem thêm: Đăng ký kinh doanh quán ăn cần những giấy phép gì?
Xây dựng kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt
Kinh doanh quán ăn là công việc phức tạp đòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng và cần phải lên kế hoạch cụ thể. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư xác định được những vấn đề quan trọng, phác thảo tầm nhìn và đồng thời kiểm soát được kế hoạch tài chính nhằm đưa ra sự đầu tư đúng đắn, tránh tình trạng rủi ro và thua lỗ.
Trong thực tế có không ít người đã bỏ qua bước lập kế hoạch chi tiết cho việc mở quán ăn vì chủ quan hoặc ngại mất thời gian dẫn đến thất bại. Do đó để tránh lãng phí nguồn vốn và kinh doanh thành công các bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu với các bước chính như:
- Lên ý tưởng về kiểu nhà hàng, quán ăn và xây dựng thương hiệu (tên quán, logo, bộ nhận diện,…);
- Lên menu, thực đơn cho quán;
- Hoạch định tài chính (nguồn vốn – các khoản ban đầu, thu – chi theo ngày/tháng/năm…);
- Kêu gọi đầu tư, tài trợ (bước này có thể bỏ qua nếu bạn có thể tự chủ tài chính);
- Chọn mặt bằng, không gian kinh doanh;
- Xin các loại giấy phép kinh doanh;
- Thiết kế không gian nhà hàng;
- Tìm nhà cung cấp bát đĩa, thực phẩm, thiết bị nhà hàng;
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên (quản lý, lễ tân, phục vụ bàn, nhân viên bếp,…);
- Lập kế hoạch marketing, quảng cáo nhà hàng, tổ chức 1 buổi khai trương nhỏ (có thể có hoặc không);
- Quản lý và điều hành nhà hàng, quán ăn.
Trong đó việc xây dựng kế hoạch tài chính là vô cùng quan trọng. Một kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Cụ thể như mỗi ngày – tuần – tháng cần phải chi ra bao nhiêu để trả cho các nhà cung cấp, bao nhiêu cho lương nhân viên, thuê nhà và các chi phí khác.
Dựa vào tổng chi, sẽ phải lên kế hoạch cần phải đạt doanh thu bao nhiêu mỗi ngày – tuần – tháng. Tính toán để kinh doanh có lời hoặc đạt được mục tiêu đặt ra trong từng thời điểm. Từ đó đưa ra các ý tưởng, kế hoạch để thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ,…
Nếu không có đủ nguồn tiền xoay vòng và cũng không thể gọi thêm vốn để duy trì quán thì việc phải sang quán là tất yếu và càng sớm càng tốt.
Nguyên tắc “vàng” kinh doanh quán ăn thành công
Kinh doanh quán ăn là câu chuyện muôn hình vạn trạng dưới góc nhìn của nhiều người khi bước chân vào thị trường tiềm năng này. Điều quan trọng nhất để duy trì việc kinh doanh được suôn sẻ, bền vững là mỗi chủ quán phải có sự đầu tư nghiêm túc và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào kinh doanh.
Nguyên tắc 1: Xác định đối tượng khách hàng và lên thực đơn rõ ràng
Việc xác định rõ quán ăn sẽ bán gì, bán cho ai ngay từ đầu là một điều cực kỳ quan trọng. Các quán ăn nhỏ có thể bắt đầu việc lên thực đơn dựa vào lợi thế của bản thân chủ quán, ngân sách, quy mô cửa hàng, khả năng nguồn lực cũng như sức cạnh tranh của mình trong phân khúc. Thông thường sẽ đánh vào thị trường ngách, tập trung vào một phân đoạn nhỏ, phục vụ một nhóm khách hàng nhất định. Từ đó, nhóm sản phẩm kinh doanh sẽ mang tính đặc thù hóa cao hơn và có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Nguyên tắc 2: Lấy chất lượng dịch vụ làm điểm thu hút
Dù kinh doanh hàng ăn lớn hay nhỏ thì chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một trong những tiêu chí quan trọng quyết định giá trị của quán trong mắt khách hàng. Khi nhu cầu về chất lượng phục vụ của mọi người ngày càng cao, các chủ kinh doanh quán ăn càng cần nhanh nhạy nắm bắt, thấu hiểu và làm hài lòng khách hàng. Đôi khi thực khách quyết định quay trở lại một quán ăn nào đó không chỉ vì chất lượng món ăn mà còn bởi trải nghiệm tuyệt vời họ nhận được.
Ví dụ như vấn đề vệ sinh, chắc chắn một quán ăn có đồ dùng ăn uống sạch sẽ, gọn gàng sẽ có thiện cảm hơn một quán ăn bát đũa lộn xộn và để ẩm mốc. Hay như nhà hàng buffet Haidilao, khách hàng đến đây không chỉ để thưởng thức món ăn mà còn để trải nghiệm các dịch vụ khách hàng độc đáo – điểm tạo nét khác biệt và là “thỏi nam châm” hút khách của thương hiệu này.
>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn giúp bạn thành công
Nguyên tắc 3: Giữ giá, tung khuyến mãi và chương trình quảng cáo sáng tạo
Sự biến động của thị trường kéo theo điều tất yếu là sự thay đổi giá cả nguyên vật liệu và các chi phí vận hành. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định tăng giá. Việc thay đổi giá cả thường xuyên ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của thực khách. Vì vậy, các hàng quán nên định giá món ăn của mình trong khoảng lợi nhuận có thể để giữ uy tín cho mình và giữ chân những thực khách thân thiết.
Vào thời điểm chi phí nguyên vật liệu tăng, quán ăn có thể giảm suất ăn và cung cấp thêm các lựa chọn cao hơn cho khách hàng. Lâu dần, khách hàng sẽ quen với suất ăn mới – giá mới thì khi đó quán có thể bỏ giá cũ đi. Đó là một cách thay đổi có phần “mượt” hơn khi quán muốn tăng giá món ăn.
Ngoài ra, việc thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi đặc biệt cũng như các chương trình quảng cáo marketing cũng là một điều nên cân nhắc khi mở quán ăn. Đôi khi những ưu đãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhỏ nhất cũng có thể là điểm cộng cực lớn trong mắt khách hàng. Hãy tìm hiểu kỹ đối tượng khách hàng hướng đến để đưa ra chương trình marketing phù hợp và hiệu quả.
Hỗ trợ phí gửi xe, mời trà đá miễn phí, dùng khăn lạnh không mất tiền,… là một vài cách thức đơn giản mà chủ quán có thể cân nhắc áp dụng.
Nguyên tắc 4: Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng và quản lý hiệu quả
Để vận hành tốt hoạt động của quán ăn, nhà hàng thì việc xây dựng những quy trình phục vụ, nguyên tắc và đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng là vô cùng quan trọng. Cần phải có sự bài bản từ quy trình tuyển dụng, đào tạo kỹ năng, đào tạo văn hóa nhà hàng,…
Tùy điều kiện hoàn cảnh, chủ quán ăn sẽ tìm thấy đội ngũ nhân viên với tiêu chí, chất lượng riêng phù hợp. Một số tiêu chí thường thấy ở các quán ăn là độ tin cậy của nhân viên, sự tháo vát, thạo việc, tinh thần sẵn sàng làm nhiều công việc cùng một lúc,…
Đối với các quán ăn nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều rơi vào khoảng 2-5 người cho các vị trí như bếp chính, phục vụ và tạp vụ. Cần lựa chọn nhân viên có thể đảm đương tốt vai trò của mình, đồng thời có thể hỗ trợ thêm các hoạt động liên quan trong trường hợp quán đông khách.
Bên cạnh đó cũng cần có các chế độ lương thưởng hợp lý cũng như các khoản hỗ trợ thêm trong điều kiện nhân viên phải đảm nhận công việc của nhiều vị trí. Làm tốt công tác quản lý nhân viên sẽ tạo tâm lý thoải mái khi làm việc, tăng chất lượng phục vụ cũng như tạo được sự gắn bó lâu dài với quán.
Một tip nhỏ đó là, hãy chọn người có kinh nghiệm để hỗ trợ trong giai đoạn đầu nhà hàng mới phát triển, vì chạy bàn sẽ còn rất nhiều công việc phải quan tâm tới.
Kinh nghiệm, cách kinh doanh quán ăn hiệu quả (bổ sung thêm)
Một số những lưu ý quan trọng sau đây sẽ góp phần định hướng cho một hành trình khởi nghiệp kinh doanh quán ăn thành công.
Chọn vị trí kinh doanh phù hợp
Mặt bằng là một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định lớn đến sự thành công hay thất bại khi mở quán. Vậy nên, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để chọn vị trí phù hợp. Nhiều chủ đầu tư thường có tâm lý ham rẻ mà chọn địa điểm ở những nơi xa khu dân cư, vị trí khuất, giao thông khó khăn,… Điều này chính là sai lầm nghiêm trọng khiến bạn gặp phải nhiều rủi ro, thậm chí đứng trước việc thua lỗ.
Việc lựa chọn địa điểm của quán cần phải được xem xét, tính toán kỹ lưỡng về nhiều mặt:
- Những thay đổi trong tương lai: Các vấn đề về di dời hoặc quy hoạch mở rộng của khu vực kinh doanh trong tương lai để xác định việc đầu tư ngắn hạn hay lâu dài.
- Sự thuận lợi trong hoạt động giao thông: Xác định xem địa điểm của quán ăn nằm trên khu vực nào; lưu lượng giao thông qua lại hằng ngày cùng với sự thuận tiện trong việc dừng, đỗ hay quay đầu.
- Các quán ăn xung quanh: Tính toán sự ảnh hưởng của các quán ăn xung quanh thông qua mức độ cạnh tranh cũng như lợi ích trong vấn đề tạo chuỗi liên kết, hình thành khu vực tập trung hàng quán nhằm xây dựng thương hiệu (ví dụ như con đường chuyên bán đồ ăn sáng hay khu ăn vặt…)
- Những vấn đề liên quan khác: Tình hình an ninh trật tự; các lợi thế của khu vực mang lại (phong cảnh, vị trí gần khu tập trung đông đúc như trường học, chung cư, khu vui chơi,…)
Ví dụ, nếu mở quán ăn bình dân nên chọn ở khu đông dân cư, người thuê trọ hoặc nơi có nhiều khu văn phòng, nhiều cơ quan, công ty. Nếu mở quán ăn vặt nên chọn địa điểm gần các trường học phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên. Ngoài ra cần lưu ý đến chỗ để xe rộng rãi và an toàn để thuận tiện cho khách vào quán. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh quán ăn của bạn để chọn địa điểm thích hợp.
>>> Xem thêm: 9 kinh nghiệm kinh doanh quán ăn bất bại dành cho người mới bắt đầu
Trang trí quán theo sở thích của khách hàng mục tiêu
Dù là nhà hàng to hay quán ăn nhỏ thì việc trang trí không gian, nội thất quán cũng cần phải chú trọng và cân nhắc kỹ. Sẽ là điểm cộng rất lớn nếu quán được bài trí đẹp và hợp mắt khách hàng.
Cần xác định rõ các mục tiêu kinh doanh, khảo sát nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu để từ đó bài trí không gian quán cho thật phù hợp với đối tượng mà quán ăn đang hướng đến.
Ngược lại, không nên chỉ tập trung vào những điều cá nhân bạn thích bởi đó chưa chắc đã là thứ khách hàng thích, trong khi đó, khách hàng mới chính là đối tượng bạn phục vụ và họ là người trả tiền cho sản phẩm dịch vụ của bạn.
Trước tiên cần phân chia các khu vực trong quán ăn, xem xét và tính toán kỹ lưỡng để vừa thuận tiện trong hoạt động nấu nướng, vừa cung cấp đủ không gian ăn uống cho khách, có thể sử dụng vách ngăn vừa để tạo sự tách biệt vừa có thể dùng để trang trí.
Đặc biệt đối với các quán ăn nhỏ, không nên để trống các khoảng không gian mà thay vào đó nên sắp xếp và bố trí nội thất sao cho hợp lý, hài hòa vừa góp phần thu hút được sự chú ý của khách hàng đồng thời bù đắp về vấn đề diện tích của quán.
Một vài cách trang trí không quá cầu kỳ mà vẫn tạo điểm nhấn đặc biệt đó là sử dụng tranh ảnh treo tường, trang trí cửa ra vào bằng hình dán logo, trang trí quầy thu ngân bằng cách đặt trên đó một bể cá mini,… Chỉ những chi tiết đơn giản cũng có thể khiến khách hàng thích thú và ghé quán của bạn nhiều lần, hãy chú ý nhé!
Thêm nữa, phong thủy của quán cũng là một yếu tố “tâm linh” khiến quán sẽ thịnh hay suy. Quán cần phải sạch sẽ và thân thiện, sàn nhà phải sạch và bàn ghế sắp xếp thuận tiện. Gió và nhiệt độ phải thoáng và phù hợp. Ánh sáng cũng rất quan trọng, với những góc cần có điểm nhấn có thể trang trí ánh sáng mạnh hơn hoặc sử dụng màu sắc sống động. Nên thêm vào các vật phong thuỷ như chuông gió, các câu đối phong thuỷ, các con vật may mắn như mèo thần tài, cóc thiềm thừ,…
Tìm một nhà cung cấp thiết bị và thực phẩm
Tủ lạnh, tủ đông, máy chế biến thực phẩm, lò nướng, lò vi sóng, nồi chiên, nồi đun nấu,… hay bất kỳ vật dụng nào để phục vụ cho quá trình chế biến món ăn cũng đều phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đừng quên Điện máy thực phẩm NEWSUN là một địa chỉ rất đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo nhé!
Tiếp đó là lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm, cần đảm bảo nguồn hàng ổn định, tươi ngon, an toàn vệ sinh và giá thành hợp lý. Nên tham khảo một vài nơi uy tín, trao đổi kỹ về nguồn hàng và đừng ham giá rẻ nhe!
Thông qua mục tiêu kinh doanh để xác định món ăn chính của quán cũng như số lượng món có trong menu. Việc xây dựng thực đơn một cách hợp lý theo từng danh mục như đồ ăn chính, đồ gọi thêm, thức uống,… tạo nên sự đa dạng, phong phú để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đồng thời tăng thêm doanh thu thông qua các sản phẩm đi kèm tùy thuộc vào món ăn của quán. Giá cả cần được niêm yết một cách rõ ràng, hợp lý với quy mô cũng như đối tượng khách hàng của quán.
Ví dụ nếu quán bán cơm tấm thì có thể chia menu thành các danh mục cơm bò, cơm gà, lợn,… đồ uống, các món canh, món rau ăn kèm,… Khách hàng đi ăn sẽ dẫn theo trẻ nhỏ nên bạn cũng có thể cho thêm các khẩu phần mini vào thực đơn để phụ huynh tiết kiệm chi phí, đồng thời tránh bỏ phí thức ăn bởi trẻ con vốn không ăn nhiều.
Triển khai các hoạt động marketing thu hút khách hàng và định hình thương hiệu riêng
Những kinh nghiệm mở quán ăn thành công sẽ không thể thiếu việc quảng bá cho quán ăn. Dù là quán ăn lớn hay nhỏ thì cũng cần phải xây dựng thương hiệu, đây sẽ là bước đệm giúp tạo được chỗ đứng cũng như hình ảnh trong tâm trí khách hàng.
Bạn có thể quảng bá hình ảnh quán thông qua các kênh marketing khác nhau như Facebook, Instagram, Zalo,… hoặc các đối tác thanh toán, đối tác giao đồ ăn (nếu quán bạn có bán online phục vụ khách mang về),… tùy thuộc vào hoạt động cũng như quy mô của quán, nhất là trong khoảng thời gian quán mới hình thành chưa có được nhiều khách hàng biết đến.
Cần xây dựng một chiến dịch marketing bài bản và thật sự hấp dẫn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn có rất nhiều cách để làm việc đó:
- Cơ bản nhất là xây dựng trang web, fanpage, instagram,… cho quán;
- Tổ chức 1 buổi khai trương;
- Tạo các chương trình khuyến mại hấp dẫn cho khách hàng mới trong 3 ngày đầu khai trương: giảm giá, dùng thử món, sử dụng combo,…
- Treo bảng hiệu quảng cáo, phát tờ rơi,…
Lời kết
Kinh doanh quán ăn là một lĩnh vực tiềm năng nhưng để đi từ ý tưởng đến thực tiễn thành công thì ngay từ đầu bạn đã cần có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, khả thi và một khâu chuẩn bị cực kỳ chu đáo. Có như vậy, những bước đi quan trọng đầu tiên mới vững chắc, tạo tiền đề dẫn hướng cho những giai đoạn tiếp theo. Hơn nữa, người chủ kinh doanh phải có khả năng nắm bắt nhanh nhạy trước nhu cầu, xu hướng của khách hàng.
Hy vọng rằng những chia sẻ về kinh doanh quán ăn mà NEWSUN chia sẻ hôm nay sẽ phần nào cung cấp cho bạn những nhận định đúng đắn trong quá trình khởi nghiệp. Từ đó áp dụng với những kiến thức của bản thân để tạo được bước chuẩn bị cho kế hoạch mở quán ăn một cách hiệu quả nhất.
Nếu bạn cần đầu tư máy móc chế biến thực phẩm hay thiết bị bếp công nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để đội ngũ nhân viên tư vấn bạn ngay nhé!
NEWSUN rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!