Cách nấu rượu thủ công thơm ngon, chuẩn vị truyền thống!

Rượu gạo là một thức uống truyền thống, lâu đời trong văn hóa của người dân Việt Nam. Dù thị trường hiện đang du nhập rất nhiều loại rượu ngoại khác nhau nhưng rượu gạo truyền thống vẫn giữ nguyên được giá trị và vị thế của mình. Vậy bạn đã bao giờ tự tay nấu rượu thủ công để thưởng thức và cảm nhận được hương vị thơm ngon, đậm đà của loại thức uống truyền thống này chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay cách nấu rượu thủ công đơn giản ngay trong bài viết này nhé!

Cách nấu rượu thủ công thơm ngon, chuẩn vị truyền thống!
Cách nấu rượu thủ công thơm ngon, chuẩn vị truyền thống!

Chuẩn bị các nguyên liệu để nấu rượu thủ công

Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng của rượu gạo. Do đó, để thành phẩm rượu thơm ngon, chuẩn vị thì nguyên liệu nấu rượu cũng phải lựa chọn cẩn thận.

1. Lựa chọn gạo để nấu rượu thủ công

Có rất nhiều loại gạo nấu rượu khác nhau với những đặc tính và hương vị riêng như gạo nếp, gạo tẻ, gạo lứt, gạo tấm,… Chính vì vậy, tùy theo nhu cầu cũng như mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gạo phù hợp để nấu rượu.
Tuy nhiên, khi chọn gạo thì bạn nên chọn gạo đã được xát vỏ trấu nhưng vẫn còn nguyên phôi và vỏ cám nhé. Lớp vỏ này chứa nhiều chất dinh dưỡng không chỉ giúp rượu thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe người dùng.

Lựa chọn gạo để nấu rượu thủ công
Lựa chọn gạo để nấu rượu thủ công

2. Lựa chọn men nấu rượu

Tương tự, men nấu rượu cũng có nhiều loại như men lá, men thuốc bắc, men vi sinh,… Bạn có thể lựa chọn loại men nào cũng được nhưng phải chọn men chất lượng, không hư hỏng, không ẩm mốc để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm rượu gạo.

Lựa chọn men nấu rượu
Lựa chọn men nấu rượu

Tham khảo thêm: Cách ngâm rượu sim rừng thơm ngon, không bị chua

Các bước, quy trình nấu rượu thủ công

Nấu rượu gạo theo cách thủ công không quá phức tạp, chỉ cần một chút tỉ mỉ và cẩn thận là bạn đã có thể tạo ra những mẻ rượu thơm ngon, đậm đà, chuẩn vị truyền thống rồi. Dưới đây sẽ là chi tiết các bước cách nấu rượu thủ công đơn giản:

  • Bước 1: Ngâm gạo và nấu cơm rượu

Đầu tiên, chúng ta sẽ đem gạo đi vo sạch với 2-3 lần nước để loại bỏ hết các tạp chất, bụi bẩn, mạt trấu còn sót lại trong gạo. Hãy vo gạo nhẹ để không làm mất đi dưỡng chất của lớp vỏ lựa cám bên ngoài gạo.

Ngâm gạo trong nước lạnh khoảng 20-30 phút để gạo nở đều và khi nấu, cơm rượu sẽ nhanh chín hơn.

Cho gạo vào trong nồi hơi nấu rượu hoặc tủ hấp cơm công nghiệp (nếu phải nấu số lượng lớn) rồi tiến hành nấu chín với tỷ lệ nước và gạo là 1:1.

Chuẩn bị sẵn một cái nia hoặc khay to có lót sẵn một tấm khăn vải sạch xuống bên dưới. Khi cơm đã chín, hãy đổ toàn bộ cơm ra nia và sau đó dàn đều cơm ra (tránh việc cơm bị dồn lại ở một chỗ sẽ làm cho men bị rắc không đều).

Dàn đều cơm rượu
Dàn đều cơm rượu
  • Bước 2: Trộn cơm rượu đều với men

Đối với men rượu thì chúng ta sẽ loại sạch vỏ trấu rồi đem đi đập nhuyễn và nghiền thành dạng bột mịn.

Tiếp đến, đong lượng men rượu phù hợp với tỷ lệ 1kg gạo tương ứng với 15 – 20g men rượu.

Khi cơm rượu đã nguội bớt, còn hơi ấm ấm thì chúng ta sẽ xếp cơm rượu vào bình đựng và tiến hành rắc men theo trình tự 1 lớp cơm mỏng rồi đến 1 lớp men mịn.

Cuối cùng, trộn đều cho đến khi men hòa quyện hoàn toàn với cơm rượu là được.

Trộn cơm rượu đều với men
Trộn cơm rượu đều với men
  • Bước 3: Ủ men theo quy trình

Rượu gạo nấu thủ công cần phải được ủ men theo 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn ủ men khô: Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ để cho cơm và men rượu lên men trong môi trường kỵ khí bằng cách cho chúng vào một chiếc bình thủy tinh lớn rồi đậy kín nắp. Nhiệt độ lý tưởng để ủ rượu là từ 20 đến 25 độ C. Sau khoảng 4-5 ngày, cơm rượu trong bình sẽ tự ra nước, lên men và bắt đầu có hương thơm cay nồng của rượu.

– Giai đoạn ủ men ướt: Sau giai đoạn ủ men khô, thì chúng ta sẽ thêm nước vào cơm rượu rồi tiếp tục đậy kín nắp để ủ thêm 1-2 tuần. Sau đó, nếu nếm cơm rượu thấy có vị cay nhẹ và nước trong bình chuyển sang màu trong hơn thì chúng ta đã có thể mang rượu đi chưng cất nhé!

Lưu ý: Tỷ lệ nước phù hợp để đổ vào trong giai đoạn ủ men ướt là 10kg gạo : 15 lít nước.

  • Bước 4: Chưng cất rượu gạo

Để tạo ra một mẻ rượu hoàn chỉnh, bạn sẽ cần phải thực hiện chưng cất rượu qua 3 giai đoạn như sau:

– Lần 1: Chưng cất rượu lần đầu sẽ thu được rượu với nồng độ cồn khá cao, khoảng 55-65 độ, không phù hợp để uống trực tiếp.

– Lần 2: Chưng cất lần 2 sẽ thu được rượu với nồng độ trung bình, khoảng 35-45 độ. Loại rượu này có thể uống trực tiếp hoặc mang đi dự trữ, ủ thêm cũng được.

– Lần 3: Chưng cất lần 3 sẽ thu được rượu với nồng độ cồn thấp, có vị hơi chua và chất lượng giảm đôi chút. Loại rượu này thường được sử dụng để pha chung với rượu chưng cất lần 1 để tạo ra một mẻ rượu ngon như khi chưng cất lần 2.

Chưng cất rượu gạo
Chưng cất rượu gạo
  • Bước 5: Lọc rượu gạo

Với cách nấu rượu thủ công thì việc lọc thường được thực hiện bằng cách sử dụng bông hoặc vải. Bạn có thể đặt phễu lên miệng của can rượu, lót một lớp vải lên trên phễu rồi sau đó đổ từ từ rượu vào. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ loại bỏ được các cặn và bã rượu.

Nếu kinh doanh mô hình nấu rượu thủ công thì bạn có thể xem xét đầu tư máy lọc rượu. Thiết bị này không chỉ có khả năng lọc rượu nhanh chóng, trong hơn, sạch hơn mà còn có thể đưa nồng độ các độc tố có trong rượu về mức an toàn cho phép.

Xem thêm: Top 3 cách lọc rượu trong vắt đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay

Bí kíp giúp nấu rượu thủ công đơn giản, chất lượng hơn

Nấu rượu gạo thủ công có nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào từng khu vực vùng miền, từng nguyên liệu cũng như kỹ thuật mà người nấu rượu áp dụng. Tuy nhiên, để có được một mẻ rượu gạo thơm ngon, chất lượng thì người nấu cần nắm rõ được những lưu ý sau:

  • Gạo nấu rượu phải là loại gạo tốt, không bị hỏng, không có dấu hiệu ẩm mốc để đảm bảo rượu sau khi nấu không bị hỏng và đạt chất lượng tốt nhất.
  • Nghiền men rượu thành bột mịn, sau đó rắc men khi cơm còn ấm ấm để tránh chết men.
  • Rải một lượng vừa phải men lên cơm, không quá nhiều cũng không quá ít để cơm rượu được lên men chuẩn nhất.
  • Để quá trình lên men nhanh hơn, tốt hơn thì môi trường ủ men cần có nhiệt độ khoảng 20-25 độ C.
  • Trong giai đoạn ủ ướt, nên sử dụng nguồn nước sạch với độ PH thấp hơn so với nguồn nước dùng hàng ngày một chút.
  • Rượu gạo sau khi chưng cất cần được tiến hành lọc để khử bớt các độc tố như furfurol, andehit, methanol…
Thành phẩm rượu gạo trong vắt, chuẩn vị truyền thống
Thành phẩm rượu gạo trong vắt, chuẩn vị truyền thống

Trên đây là chi tiết cách nấu rượu thủ công thơm ngon, chuẩn vị truyền thống mà NEWSUN muốn chia sẻ đến với các bạn. Dù kinh doanh hay chỉ nấu rượu sử dụng trong gia đình thì bạn đều có thể áp dụng cách làm này nhé! Nếu biết thêm nhiều cách nấu rượu thủ công thú vị khác thì đừng ngần ngại, hãy chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận nhé!

Bình luận

Xem tất cả

Chưa có bình luận nào

Viết bình luận