Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”
Quán ăn bình dân rất phổ biến ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư. Dù chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ nhưng không phải ai cũng biết rõ cách vận hành để có được hiệu quả như ý. Dưới đây sẽ là tổng hợp 10 kinh nghiệm mở quán ăn bình dân thu lãi cực lớn dành cho người mới.
Chuẩn bị vốn và danh sách hạng mục cần chi
Nội Dung
- 1 Chuẩn bị vốn và danh sách hạng mục cần chi
- 2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
- 3 Chọn mặt bằng ở vị trí đắc địa
- 4 Chọn hình thức phục vụ
- 5
- 6 Chuẩn bị nhân lực mở quán ăn bình dân
- 7 Không gian quán sạch sẽ, thoáng mát
- 8 Thiết kế thực đơn
- 9
- 10 Định giá món ăn hợp lý
- 11 Đảm bảo chất lượng ổn định và thái độ phục vụ tốt
- 12 Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Khi tính toán chi phí mở quán ăn, nhiều người thường áng chừng khoảng chừng các khoản cần chi tiêu. Đây là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng chi phí. Trên thực tế khi bắt tay vào thực hiện, có rất nhiều có mục phát sinh cần đến tiền.
Do vậy, kinh nghiệm mở quán ăn bình dân lớn nhất và phải làm trước đó là vạch ra các khoản cần chi tiêu, tham khảo giá thị trường để làm kế hoạch càng chi tiết càng tốt.
Mở quán ăn bình dân sẽ cần chi:
- Tiền mặt bằng, trả theo quý 3 tháng hoặc nửa năm 1 lần.
- Trang thiết bị: Bàn ghế, bát đũa, cốc chén, hộp giấy và đũa thìa gói mang đi, khay ăn cơm, bàn để đồ ăn, tủ nấu cơm, chảo,…
- Trang trí quán ăn, in bảng hiệu, thiết kế,…
- Mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày
Một số loại chi phí phát sinh:
- Thuê người làm, thuê địa điểm trông xe
- Đăng ký dịch vụ bán đồ ăn qua app Grab, Shopee Food, Now, Baemin, Gojek,…
- Phí xin giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chi phí marketing
Ngoài ra khi bắt đầu mở quán ăn bình dân, bạn hãy cố gắng tiết kiệm hết sức có thể. Khoản nào không nhất định phải chi thì hãy giữ tiền lại để đầu tư vào chỗ khác.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong chiến lược mở quán ăn bình dân. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều trải qua bước này.
Mỗi nhóm khách hàng sẽ có đặc điểm và thói quen ăn uống khác nhau. Xác định đúng đối tượng, bạn sẽ biết được đặt quán ở đâu là tốt nhất, bán món ăn giá bao nhiêu, trang trí quán như thế nào, bán món gì thì phù hợp,…
Lấy ví dụ với 2 nhóm khách hàng đông đảo nhất
Đối tượng | Địa điểm | Giá | Thực đơn | Hình thức phục vụ | Thời gian |
Sinh viên | – Gần trường đại học, ký túc xá
– Khu vực đông sinh viên thuê trọ |
25.000-30.000đ | – Các món dễ ăn, đa dạng nhiều đồ chiên rán
– Có trà đá tự phục vụ |
– Trực tiếp tại quán
– Ship đồ ăn về nhà |
Trưa: 10 – 14h
Tối: 17 – 21h |
Nhân viên văn phòng | – Gần khu văn phòng
– Khu vực tập trung nhiều công ty |
30.000-60.000đ | – Không cần quá nhiều món nhưng phải ngon và sạch
– Có các loại nước và hoa quả tráng miệng |
– Trực tiếp tại quán
– Đặt về cơ quan |
Trưa: 10h30 – 14h
Tối: 17h30 – 20h |
Chọn mặt bằng ở vị trí đắc địa
Mặt bằng kinh doanh sẽ chiếm 50% sự thành công của các quán ăn vỉa hè. Việc lựa chọn quán ăn cũng cần phải cân nhắc tới nhiều điểm như:
- Thuận tiện giao thông: Ưu tiên các quán gần mặt đường, có chỗ để xe. Căn cứ vào lượng xe hàng ngày và khả năng họ dừng và ghé vào quán. Ví dụ như đường quốc lộ, mặc dù lưu lượng xe di chuyển khá nhiều nhưng lại ít dừng dọc đường.
- Gần khu dân cư, văn phòng: Không nên mở quán ăn ở những nơi hẻo lánh, ít xe cộ hoặc khó di chuyển như các ngõ nhỏ.
- Khảo sát mật độ quán ăn đã có: Xem họ đang kinh doanh gì và và bạn có thể làm khác đi để nổi bật hay không.
- Vị trí có gần các công ty, văn phòng hay không, thói quen ăn uống, quy chế quản lý tại địa bàn dân cư,…
Chọn hình thức phục vụ
Một kinh nghiệm mở quán ăn bình dân quan trọng hiện nay giúp quán thu hút được khách hàng mục tiêu đó là chọn đúng hình thức phục vụ.
- Bán theo suất: Các suất ăn sẽ được mặc định theo ngày. Khách ăn sẽ không được tự chọn món mà chỉ mua suất ăn quán đã chuẩn bị. Hình thức này thường áp dụng nhiều ở căng tin hay các quán bán online.
- Chọn món: Sẽ có một bàn đồ ăn và bạn sẽ là người quyết định số món được chọn, giá tiền. Khách chọn xong sẽ thanh toán tại quầy. Đây là hình thức phổ biến nhất ở các quán cơm bình dân hiện nay.
- Tự phục vụ: Bạn sẽ chuẩn bị sẵn bàn đồ ăn, khách tới sẽ tự lấy cơm và món ăn theo sở thích. Giá tiền thường tính theo số món ăn hoặc cố định mức giá.
Trong cả 3 hình thức này, quán ăn tự chọn hoặc tự phục vụ hiện đang được thực khách yêu thích nhất.
Chuẩn bị nhân lực mở quán ăn bình dân
Nếu bạn chỉ có 1 quán ăn bình dân thì hãy tận dụng tối đa nhân lực trong gia đình. Trường hợp không đủ thì mới thuê nhân viên.
Với một quán cơm bình dân thông thường thì sẽ cần:
- 1 – 2 người đứng quầy
- 1 người chạy bàn
- 1 người rửa bát đĩa, vệ sinh
Nếu quán ăn to, khu để xe rộng thì bạn sẽ cần thêm 1 bảo vệ để giữ xe cho khách.
Hãy thuê nhân viên trả tiền theo giờ là tốt nhất. Bởi quán ăn bình dân sẽ chỉ bán vào buổi trưa và tối. Lương trung bình hiện nay đang là khoảng 20.000đ-25.000đ/h.
Không gian quán sạch sẽ, thoáng mát
Không gian quán ăn bình dân cần có đủ tiêu chí thoáng mát và sạch sẽ. Có nhiều món ăn được chế biến trực tiếp trong quán, nên nếu không gian bí bách thì dễ khiến quần áo khách bị ám mùi.
Mà khách hàng ăn trưa xong sẽ cần tiếp tục học và làm vào buổi chiều nên đây sẽ là điểm trừ rất lớn. Ngoài ra, hãy thường xuyên lau dọn bàn và nền quán để đón đợt khách tiếp theo.
Đặc biệt, các dụng cụ ăn uống gồm: bát, thìa, đũa khay ăn cơm đều phải được rửa sạch sẽ. Chú ý diệt côn trùng, ruồi bọ thường xuyên.
Xem thêm: Mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh kiếm doanh thu 200 triệu/tháng
Thiết kế thực đơn
Các quán ăn bình dân thường sẽ có 2 kiểu: 1 là nấu khoảng 4-5 món, bán theo suất hoặc phục vụ theo đĩa với các nhóm khách từ 2 người trở lên.
Thứ 2 là nấu một bữa từ khoảng 10-15 món để khách tự chọn: Các món phổ biến gồm:
- Món canh: mồng tơi, rau ngót, canh chua, canh rau cải, sử dụng nước luộc rau.
- Món mặn: đậu sốt cà chua, gà rang, tôm kho thịt, thịt kho tàu, cá kho, cá rán, lạc rang, thịt luộc, cá khô,…
- Món rau: rau muống xào, rau cải xào/luộc, cà tím, su su, bí, dưa muối,…
Nhìn chung các món ăn này sẽ được thay đổi thường xuyên theo bữa. Đồng thời cũng sẽ được quyết định theo nguyên tắc mùa nào thức ấy.
Định giá món ăn hợp lý
Để tính ra một mức giá phù hợp không hề dễ dàng. Phải chăng các con số mà nhà hàng, quán ăn khác đang áp dụng chỉ là áng chừng?
Câu trả lời là không. Với những người đã có kinh nghiệm mở quán ăn bình dân hoặc kinh doanh nhà hàng, ép giá suất ăn quán mình thấp hơn đối thủ là điều tối kỵ. Tất cả phải được tính toàn một cách khoa học để vừa có lãi.
Trung bình, một suất ăn ở quán cơm bình dân sẽ không cao hơn 40.000đ, phổ biến nhất là ở mức 25.000đ – 35.000đ. Trừ khi là suất ăn đặc biệt thì giá thành sẽ cao hơn.
Nếu bạn mở quán ăn lớn, nhà hàng thì hãy áp dụng công thức tính Food Cost để đưa ra được mức giá hợp lý nhất cho một phần ăn.
Food cost = Giá gốc chi phí nguyên liệu : Tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm
Tỷ lệ % chi phí thực phẩm nằm trong khoảng 25 – 55%, phụ thuộc vào đẳng cấp quán, số sao, tiêu chuẩn. Tỉ lệ càng cao thì giá càng rẻ. Với các quán ăn bình dân thì tỉ lệ này là 25%.
Đảm bảo chất lượng ổn định và thái độ phục vụ tốt
Đảm bảo các món ăn ngon, duy trì chất lượng ổn định là kinh nghiệm mở quán ăn bình dân được chính những người đi trước chia sẻ. Các món ăn kèm cơm phải ngon và thời gian dài không bị kém đi thì sẽ giữ chân khách hàng vô cùng tốt. Một lưu ý nhỏ là nguyên liệu chuẩn bị cũng cần phải đảm bảo tươi thì chất lượng món ăn mới được đảm bảo.
Bạn là người trả công cho nhân viên. Nhưng nhân viên mới là người tiếp xúc trực tiếp và phục vụ khách hàng. Với một quán cơm bình dân, thì bạn không thể yêu cầu thái độ phục vụ như nhân viên của nhà hàng hay khách sạn cao cấp. Tuy nhiên, thái độ tối thiểu mà nhân viên phải có đó là nhiệt tình, lịch sự và tôn trọng khách hàng.
Dù bạn chỉ kinh doanh nhỏ, nhưng nhân viên phục vụ tốt, xử lý tình huống bất ngờ một cách khéo léo thì khách hàng sẽ rất sẵn lòng bỏ qua những thiếu sót của quán. Trong trường hợp không thể tự mình xử lý sự cố, hãy xin phép khách hàng để được vào trong xin ý kiến chủ hoặc quản lý.
Nhìn chung, làm dịch vụ thì nhân viên không được mặt nặng mày nhẹ, hay tỏ thái độ không tốt với khách. Đây là kinh nghiệm mở quán ăn bình dân quan trọng bởi khách không hài lòng thì chỉ cần 1 vài bài bóc phốt trên mạng đủ khiến bạn lao đao rồi
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ
Để kinh doanh quán ăn bình dân ổn định, lâu dài và ít bị “hỏi thăm” thì bạn hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết gồm:
- Hợp đồng thuê nhà (nếu bạn thuê mặt bằng kinh doanh)
- Hợp đồng thuê nhà (nếu bạn đang thuê mặt bằng kinh doanh)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Đăng ký tại UBND Quận/Huyện
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Đăng ký tại UBND Quận/Huyện
- Nếu có bán rượu trong quán ăn thì bạn còn cần thêm Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu
Để được cáp các loại giấy trên thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên quá trình làm lại khá là nhanh. Giấy đăng ký kinh doanh chỉ khoảng 3 ngày là bạn sẽ nhận được kết quả. Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần có thời gian kiểm chứng thực tế nên cần 15 ngày. Nhìn chung bạn chuẩn bị theo hướng dẫn của ủy ban là được.
Trên đây là 10 kinh nghiệm mở quán ăn bình dân giúp bạn hốt bạc triệu mỗi ngày. Ngoài ra, để giúp quán mới nhanh chóng được mọi người biết đến hơn thì bạn đừng bỏ qua bước làm truyền thông marketing. Bạn hãy tận dụng sự phổ biến của các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube Shorts để quảng cáo quán. Tại vị trí kinh doanh, hãy làm biển lớn đặt bên ngoài cửa khi bắt đầu khai trương.
Đặc biệt, đừng bỏ qua các app giao đồ ăn online như Now, Shopee Food,….Hãy kiếm khách hàng từ mọi nguồn nhé!
Điện máy thực phẩm NEWSUN