Các chi phí mở quán cơm niêu bạn cần chuẩn bị
Kinh doanh mở quán cơm niêu hiện đang là ý tưởng khởi nghiệp được nhiều người lựa chọn nhất. Vậy bạn đã biết mở quán cơm niêu cần chuẩn bị những gì hay chi phí mở quán cơm niêu là bao nhiêu chưa? Nếu chưa, hãy cùng NEWSUN tham khảo ngay bài viết sau để biết được chi tiết các khoản phí cần chi nhé!
Tại sao cần dự toán các chi phí mở quán cơm niêu?
Nội Dung
Dù là quán ăn nhỏ hay những quán ăn, nhà hàng quy mô lớn thì việc lập bảng dự toán các chi phí đầu tư là rất quan trọng, cần được ưu tiên hàng đầu trước khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch kinh doanh. Dưới đây sẽ là một số lý do quan trọng khiến cho bạn phải dự toán các chi phí mở quán cơm niêu ngay lập tức:
- Xác định khoản vốn cần đầu tư: Dự toán chi phí giúp bạn biết được cần chuẩn bị bao nhiêu vốn để mở quán cơm niêu. Điều này rất quan trọng giúp bạn có thể chuẩn bị đủ tài chính hoặc tìm kiếm nguồn vốn từ các nguồn khác nhau như vay mượn, tìm kiếm đầu tư từ các đối tác.
- Quản lý tài chính hiệu quả: Dự toán giúp bạn có kế hoạch tài chính cụ thể, biết trước các khoản chi phí cần trả trong tương lai. Điều này giúp bạn duy trì tính ổn định trong quản lý tài chính của quán cơm và tránh những khó khăn về tài chính trong quá trình kinh doanh.
- Dự phòng cho các tình huống rủi ro: Trong quá trình kinh doanh, có thể xảy ra những sự cố ngoài ý muốn như tăng giá nguyên liệu, thất thoát hàng tồn kho hoặc các sự cố về trang thiết bị,… Dự toán chi phí giúp bạn tính toán được khoản ngân sách dự trù để đề phòng những tình huống này.
Các chi phí mở quán cơm niêu cần chuẩn bị
1. Chi phí thuê mặt bằng
Vị trí của quán là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng và doanh thu của quán. Do đó, việc ước lượng và cân nhắc chi phí thuê mặt bằng là điều rất quan trọng. Giá thuê mặt bằng thường phụ thuộc vào mặt bằng bạn thuê và khu vực bạn muốn kinh doanh.
Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo rằng địa điểm mà bạn muốn thuê phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của quán. Thông thường, các quán cơm niêu thường nằm ở các vị trí gần khu dân cư, văn phòng, trường học,…
2. Chi phí nguyên vật liệu
Thường thì chi phí nguyên vật liệu được tính theo công thức là chi phí nguyên vật liệu cấu thành món ăn/0,35 = giá cost món ăn và chiếm phần lớn (khoảng 40%) của tổng vốn. Chi phí này bao gồm chi phí để mua các nguyên liệu nấu ăn hàng ngày như gạo, thịt, cá, rau củ,… và mua các loại gia vị cần thiết ban đầu.
3. Chi phí thuê nhân công
Số lượng nhân viên cần thuê cho quán cơm niêu sẽ tùy thuộc vào quy mô của quán. Thông thường, bạn sẽ cần đầu bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ, nhân viên thu ngân, và một số vị trí khác. Chi phí thuê nhân công có thể là một khoản phí lớn, vì vậy bạn cần lên kế hoạch thuê nhân viên kỹ lưỡng. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc phân chia ca làm việc linh hoạt để tăng cường số lượng nhân viên trong những giờ cao điểm và giảm số lượng nhân viên vào những khung giờ vắng khách.
4. Chi phí dụng cụ ăn uống, thiết bị nấu ăn
Ngoài chi phí mua nguyên vật liệu thì bạn cần có thêm một khoản phí để mua các dụng cụ ăn uống, thiết bị nấu ăn như bát đĩa, đũa thìa, muỗng, bàn ghế, nồi chảo, tủ hấp cơm,… Chi phí mua các dụng cụ và thiết bị nấu ăn ban đầu có thể dao động trong khoảng từ 30-40 triệu đồng.
5. Chi phí đăng ký các giấy tờ kinh doanh cần thiết
Dù quán cơm niêu của bạn có quy mô lớn hay nhỏ, việc đăng ký giấy tờ kinh doanh đúng theo quy định pháp luật là bắt buộc. Vì vậy, hãy dự trù chi phí cho việc đăng ký giấy phép kinh doanh nhé!
Một số kinh nghiệm giúp tiết kiệm chi phí mở quán cơm niêu
Trong khoảng thời gian bắt đầu mở bán cơm niêu, chắc chắn sẽ có nhiều khoản phí phát sinh cần trả khiến cho chủ quán gặp nhiều khó khăn và rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt vốn. Do đó, để tiết kiệm chi phí khi mở quán cơm niêu, các chủ quán có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau đây:
1. Lựa chọn nguồn hàng kỹ lưỡng
Các chủ quán cần chọn lựa nhà cung cấp nguyên vật liệu một cách cẩn thận và tham khảo nhiều nguồn cung khác nhau để tìm ra nguồn cung ổn định, giá tốt và chất lượng nhất. Ngoài ra, bạn nên đến kiểm tra chất lượng trực tiếp, tuy việc này tốn thời gian nhưng sẽ giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí và hạn chế tối đa rủi ro sau này.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng nguồn hàng từ các trang trại, nông trại vì những đơn vị này thường cung cấp hàng hóa chất lượng tốt với giá cả hợp lý hơn hẳn.
2. Giữ giá bán ổn định
Một trong những cách để thu hút và duy trì khách hàng là giữ mức giá ổn định. Cụ thể:
- Khách hàng thường không thích việc giá cả thường xuyên bị thay đổi. Chính vì vậy, để tránh mất khách thì quán cơm niêu cần thiết lập một mức giá phù hợp ngay từ đầu hoặc hạn chế thay đổi giá.
- Tránh việc giảm giá quá sâu từ đầu để không bị lỗ và khó lấy lại vốn ban đầu.
3. Tập trung vào chất lượng phục vụ
Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì khách hàng. Để làm điều này, các chủ quán cần:
- Đào tạo nhân viên về thái độ phục vụ, khả năng xử lý tình huống.
- Giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách tôn trọng, tránh làm khách hàng cảm thấy phiền lòng hoặc không thoải mái.
>> Xem thêm: 9 bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng cho người mới khởi nghiệp
Trên đây là chia sẻ của NEWSUN về các chi phí cần có để mở 1 quán cơm niêu. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tự mình trả lời được câu hỏi “chi phí mở quán cơm niêu là bao nhiêu?” và lên được kế hoạch khởi nghiệp một cách cụ thể, chi tiết nhất nhé! Chúc bạn thành công.