Thực đơn mở quán cơm bình dân NGON – ĐẮT HÀNG – THU LÃI LỚN

Lên thực đơn mở quán cơm bình dân là bước làm quan trọng, không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh mở quán cơm của bạn. Vậy một thực đơn như thế nào mới giúp bạn thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng? Hãy cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN tham khảo các món ăn bình dân ngon miệng – bán đắt hàng – thu lãi lớn trong bài viết này nhé!

Thực đơn mở quán cơm bình dân NGON - ĐẮT HÀNG - THU LÃI LỚN

Xem thêm: 9 bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng cho người mới khởi nghiệp

1. Lên thực đơn mở quán cơm bình dân cần chú ý những gì?

Mở quán cơm bình dân không cần quá cầu kỳ về khâu trang trí hay cung cách phục vụ khách hàng, việc chế biến món ăn cũng vậy. Tuy nhiên, để có thể chinh phục được khẩu vị của thực khách thì bạn cần chú trọng đến yếu tố gần gũi, giản dị, tạo cảm giác cơm nhà và chuẩn cơm mẹ nấu. Ngoài ra, menu quán cơm bình dân cũng cần phải có các món ăn hấp dẫn, thơm ngon và không gây tạo cảm giác chán ngán cho khách hàng.

Và bạn cũng không thể bỏ qua việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến – yếu tố quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực:

  • Nguyên liệu nấu ăn phải tươi ngon, sạch sẽ, có nguồn gốc rõ ràng và được đóng gói theo đúng quy trình an toàn thực phẩm
  • Quán cần có khu bếp nấu nướng và khu ăn uống riêng biệt;
  • Dụng cụ nấu nướng phải được rủa sạch, lau chùi sau mỗi lần sử dụng.
  • Quy trình lưu trữ bảo quản thực phẩm rõ ràng, đảm bảo;
  • Phòng ăn, bàn ghế, dụng cụ ăn uống phải luôn được lau dọn và giữ vệ sinh sạch sẽ;
  • Bố trí đầy đủ bồn rửa tay, rửa chén đĩa sau khi ăn đảm bảo luôn có nước sạch để người nấu nướng và khách hàng sử dụng;…

Nguồn nhập thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh

2. Cách chọn thực đơn mở quán cơm bình dân

Hãy tham khảo các tiêu chí sau đây để có thể lên được thực đơn quán cơm tấm bình dân, thực đơn quán cơm trưa văn phòng hấp dẫn, thu hút nhiều thực khách!

2.1. Chọn các món ăn dễ nấu

Việc chế biến món ăn cho quán cơm bình dân không khác gì nấu cơm gia đình số lượng lớn. Chính vì vậy, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những món ăn chế biến đơn giản, dễ nấu để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho quán.

Bên cạnh đó, các món đơn giản thường phù hợp với nhiều người, thuận khẩu vị, đảm bảo có thể làm hài lòng hầu hết thực khách ghé qua hơn. Nếu thời tiết nóng bức thì bạn có thể ưu tiên các món ăn thanh mát, ít dầu mỡ và ngược lại, đối với tiết trời se lạnh thì hãy ưu tiên nấu những món xào, rán hay nướng.

Xem thêm: 5 Bí quyết mở quán ăn sáng siêu hút khách cho người mới bắt đầu!

2.2. Chọn các món ăn nguyên liệu không quá đắt đỏ

Khách hàng khi lựa chọn cơm bình dân thường chỉ sẵn sàng chi khoảng 25.000 đến 40.000 đồng cho một bữa ăn. Bạn nên chọn những món chế biến đơn giản, nguyên liệu dễ nhập và giá thành vừa phải. Có như vậy mới đảm bảo tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và kinh doanh có lãi.

Thực đơn mở quán cơm bình dân với nguyên liệu không quá đắt đỏ

2.3. Chọn thêm một vài món ăn đặc biệt thay đổi mỗi tuần

Việc thay đổi hoặc thêm vào thực đơn một vài món có công thức chế biến đặc biệt, trông ngon mắt, lạ tai không chỉ thu hút khách hàng đến quán mà còn tạo nên sự khác biệt để cạnh tranh tốt trên thị trường.

Trong mỗi thực đơn chỉ nên xuất hiện một món ăn đặc biệt như vậy và thay đổi chúng theo từng tuần hoặc từng tháng, chắc chắn sẽ nhiều người bị hấp dẫn mà tới quán thưởng thức.

Xem thêm: Cách mở quán ăn bình dân đông khách với số vốn ít

3. Các món cơm bình dân DỄ NẤU – ĐẮT HÀNG – THU LÃI LỚN

Thông thường, thực đơn quán cơm bình dân sẽ có từ 10-20 món, chia thành các loại món ăn chính là:

3.1. Món chế biến từ thịt lợn (khoảng 3-5 món)

Với nguyên liệu thịt lợn bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên các món từ thịt lợn không nên quá đơn giản khiến thực khách nhàm chán, hãy biến tấu để tăng sức hấp dẫn nhé.

Các món từ thịt lợn bạn có thể chọn là: thịt nướng cốt lết, thịt luộc chấm nước mắm, thịt kho tàu, thịt lợn quay giòn bì, thịt tẩm bột chiên, thịt lợn xào giá đỗ, thịt băm, thịt kho dừa, chả thịt băm, chả thịt nướng, chả lá lốt, thịt băm rim mắm, sườn xào chua ngọt,…

Thực đơn quán cơm tấm bình dân: Thịt ba rọi rang cháy cạnh

3.2. Món chế biến từ cá (khoảng 2-3 món)

Với cá thì lại khác, không phải ai cũng thích ăn các món cá được chế biến độc lạ, hãy chọn cách chế biến đơn giản, thân thuộc với nhiều người. Thêm nữa, các món cá đã nấu chín và để từ 2-3 tiếng bên ngoài chờ khách ghé qua rất dễ bị nguội và tanh. Chính vì thế, hãy tránh xa các món chiên rán hay canh cá, nên ưu tiên các món kho mặn dễ ăn và dễ bảo quản.

Các món từ cá bạn có thể nấu phục vụ khách là: cá kho tương, cá kho tiêu, cá kho tộ, cá chiên giòn, cá tẩm bột chiên giòn,… Chả cá rim nước mắm cũng là một món ăn khá đưa cơm và dễ chế biến.

Thực đơn mở quán cơm tấm bình dân: Món cá kho tiêu hấp dẫn

Xem thêm: Mở quán cơm rang phở bò cần chuẩn bị những gì, bạn đã biết chưa?

3.3. Món chế biến từ thịt gà (khoảng 1-2 món)

Thịt gà là nguyên liệu vừa rẻ vừa dễ chế biến. Bạn hoàn toàn có thể phục vụ khách đa dạng các món bình dân từ thịt gà như: gà luộc, gà xào nấm, gà xào sả ớt, đùi gà sốt me, đùi gà sốt tiêu, thịt gà rang, gà chiên xù,…

Menu quán cơm bình dân: Thịt gà rang gừng

3.4. Món chế biến từ trứng (khoảng 1-2 món)

Trứng là món ăn quen thuộc với nhiều người nên bạn có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn phục vụ thực khách. Tuy nhiên, cũng giống như cá, trứng để lâu rất dễ bị tanh, nguội khó ăn nên bạn hãy ưu tiên các món trứng mặn hoặc để nguyên quả như trứng rán, trứng kho thịt, trứng luộc nguyên vỏ, trứng ốp la,…

Thực đơn quán cơm trưa văn phòng: Trứng cút kho thịt

Xem thêm: Những chi phí mở quán ăn bình dân cho người mới khởi nghiệp

3.5. Món chế biến từ đậu (khoảng 2-3 món)

Lại tiếp tục một nguyên liệu vừa có giá rẻ vừa dễ ăn, phù hợp với nhiều người và có thể chế biến ra nhiều món ăn phục vụ tại quán cơm bình dân. Tuy nhiên, nhược điểm là món đậu rán dễ bị ỉu nếu để lâu bên ngoài, hay đậu luộc dễ bị vỡ nát nếu động thìa, đũa nhiều lần và khó gắp.

Những món mà bạn có thể dễ dàng chế biến phục vụ khách là đậu sốt cà chua, đậu nhồi thịt, đậu kho thịt, đậu hũ chiên,…

Thực đơn quán cơm trưa văn phòng: Đậu sốt cà chua

3.6. Món chế biến từ rau củ quả (khoảng 3-4 món)

Đối với các món ăn từ rau củ quả khách hàng thường không quá kén chọn, chỉ cần bạn có thể chế biến món ăn dựa trên các loại rau theo mùa để giá nhập vào rẻ và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các món bình dân từ rau bạn có thể phục vụ khách là:

  • Rau luộc: rau muống, cải bắp luộc, cải thìa, su hào, đỗ luộc,…
  • Rau xào: rau muống xào tỏi, cải xào thịt, cà tím xào thịt, dưa xào lòng, mướp đắng,…
  • Dưa muối, cải bắp muối, cà muối, sung muối, kim chi,…
  • Nộm su hào cà rốt, nộm dưa chua,…

Thực đơn quán cơm tấm bình dân: Rau muốn luộc

3.7. Các món canh bình dân (khoảng 1-2 món)

Đối với món canh không nhất thiết phải chế biến cầu kỳ, cùng không cần phải có thịt. Đôi khi bạn chỉ cần chuẩn bị món canh thanh mát (nước luộc rau) cho khách uống giải khát là được.

Một số món canh phù hợp với hầu hết mọi người là:

  • Canh rau luộc (rau theo mùa)
  • Canh cua
  • Canh cà chua
  • Canh bí hầm nước xương
  • Canh rau cải, canh chua thịt băm,…

Thực đơn quán cơm tấm bình dân: Canh rau muống luộc

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”

3.8. Một số món cơm bình dân khác (khoảng 2-3 món)

  • Tôm rang
  • Giò, chả
  • Bánh đa nem
  • Mướp đắng nhồi thịt
  • Lạc rang

Tôm rang thịt

Trên đây là hầu hết những món ăn đơn giản, dễ làm nhưng thân thuộc với hầu hết đối tượng, đảm bảo giúp quán của bạn thu hút lượng lớn khách hàng trong thời gian ngắn mà chúng tôi muốn giới thiệu cho menu quán cơm bình dân của bạn. Hy vọng với những gợi ý lên thực đơn mở quán cơm bình dân trên đây, bạn sẽ chuẩn bị được các món ăn thật thơm ngon, hấp dẫn phục vụ khách hàng của mình. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo đầu tư sử dụng bàn hâm nóng thức ăn NEWSUN để các món ăn sau luôn được giữ được độ ấm nóng, hương vị thơm ngon như mới nấu nhé!

Điện Máy Thực Phẩm NEWSUN